Chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc này!

Trẻ sơ sinh cơ thể mẫn cảm, cần có chế độ chăm sóc phù hợp khi bị táo bón để hạn chế biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc này!

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Để có thể nhận biết bé nhà mình có bị táo bón hay không mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu sau đây:

  • Trẻ biếng ăn, quấy khóc: Thức ăn sau khi được tiêu hóa cơ thể sẽ hấp thu những dưỡng chất cần thiết và đào thải chất cặn bã ra ngoài. Trẻ sơ sinh bị táo bón chất cặn bã bị tích tụ lại trong đường ruột. Khi chất độc tồn đọng lâu ngày trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, cơ thể khó chịu, ngủ không sâu giấc và trở nên lười ăn hơn. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ ngủ không sâu giấc và hay thức dậy, quấy khóc vào ban đêm.
  • Trẻ ít đại tiện: Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thường đi vệ sinh 2 – 3 lần/ngày. Với trẻ sơ sinh táo bón sẽ đại tiện ít hơn, chỉ khoảng 2 lần/tuần.
  • Trẻ đại tiện khó khăn: Khi bị táo bón trẻ đi ngoài khó khăn hơn, bụng đau và phải vận sức để rặn khi đại tiện. Khi bé bị táo bón phân cũng trở nên khô cứng, vón cục, có thể khiến niêm mạc hậu môn của trẻ bị tổn thương khi phải cố sức rặn khiến trẻ bị đau rát và thường xuyên quấy khóc.
  • Trẻ bị khó tiêu, chướng bụng: Chất thải không thể bài tiết ra ngoài, tích tụ lâu ngày khiến bụng của trẻ bị căng chướng, đầy hơi và có thể khiến trẻ khi xì hơi bị nặng mùi.

Chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc này!

Trẻ bị táo bón có số lần đi ngoài khoảng 2 lần mỗi tuần, phân khô hoặc vón cục

Chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc này!

Khi trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ chăm sóc cần ghi nhớ 5 nguyên tắc sau đây:

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ bao gồm đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ ở dạng dễ hấp thụ, phù hợp với khả năng tiêu hóa của trẻ. Đặc biệt, thành phần dinh dưỡng của trẻ được thay đổi phù hợp với nhu cầu của bé trong từng thời kỳ, giúp trẻ có điều kiện phát triển tốt nhất.

Trong sữa mẹ còn có các chất kháng sinh tự nhiên, lợi khuẩn giúp trẻ chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại, giúp trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp, tiêu hóa, các bệnh chỉ có ở trẻ sơ sinh. Vì thế WHO khuyến cáo nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh.

Chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc này!

Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trẻ cần được đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày

Việc đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày giúp trẻ đẩy hết chất cặn bã trong cơ thể ra ngoài, độc tố không bị tích tụ và gây bệnh cho trẻ. Việc không đi đại tiện mỗi ngày cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón.

Mẹ nên tập cho trẻ thói quen đi đại tiện hàng ngày để đồng hồ sinh học của trẻ quen với hoạt động bài tiết chất thải. Mẹ nên cho bé đại tiện ngay khi trẻ có nhu cầu hoặc có thể giúp trẻ tạo thói quen đi vệ sinh vào 1 khoảng thời gian cố định trong ngày thì tốt nhất. Nhưng nếu bé chưa có nhu cầu đại tiện thì mẹ không nên ép buộc. Việc bị ép đại tiểu tiện cũng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, có tâm lý phản kháng, không muốn đi ngoài.

Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Ngay khi thấy trẻ có dấu hiệu bị táo bón mẹ có thể cho trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh. Lượng lợi khuẩn lớn có trong men vi sinh giúp cân bằng nhanh chóng hệ vi sinh đường ruột của trẻ khỏe, duy trì ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa. Nhờ đó, chúng giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng táo bón ở bé.

Lưu ý, trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi trở lên có thể uống men vi sinh trong ít nhất 12 ngày đến 3 tháng để ngăn ngừa táo bón và các bệnh đường tiêu hóa khác hiệu quả, thúc đẩy quá trình hoàn thiện cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa.

Chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc này!

Bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường đề kháng

Giữ tâm lý thoải mái cho trẻ

Như chúng tôi đã đề cập bên trên, trẻ bị căng thẳng, áp lực khi đi đại tiện thường muốn nhịn đi ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón và táo bón kéo dài. Do đó mẹ không nên ép trẻ đi ngoài, khi thấy trẻ có nhu cầu đại tiện mẹ hãy tạo tâm lý vui vẻ thoải mái, cho trẻ dễ dàng đi ngoài hơn.

Không ép trẻ ăn quá no

Ăn quá no khiến trẻ không thể hấp thụ được hết dinh dưỡng, tạo thành chất cặn bã tích tụ trong đường ruột. Đa số mẹ bầu đều cho rằng con ăn càng nhiều càng tốt, tuy nhiên ăn quá nhiều không chỉ tiềm ẩn nguy cơ trẻ bị béo phì mà còn khiến trẻ bị táo bón do hệ tiêu hóa không thể hấp thụ hoàn toàn dưỡng chất được nạp vào cơ thể.

Vì thế mẹ chỉ nên cho bé ăn đủ nhu cầu, không ép bé ăn khi bé không muốn và đặc biệt không nên khuyến khích trẻ ăn quá nhiều.

Chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ 5 nguyên tắc này!

Không ép trẻ ăn quá no để trẻ có thể hấp thụ được toàn bọ dinh dưỡng được cung cấp cho cơ thể

Trên đây là 5 nguyên tắc chăm sóc trẻ bú mẹ bị táo bón mẹ cần nhớ. Khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ lưu ý áp dụng đủ các phương pháp cần thiết nêu trên, giúp trẻ hạn chế nguy cơ bị táo bón ngay khi còn đang bú mẹ. Lưu ý, khi cho trẻ uống men vi sinh mẹ cần chọn các sản phẩm chính hãng, thương hiệu uy tín, được Bộ Y tế cho phép lưu hành.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ