Cha mẹ chăm sóc trẻ nôn ói liên tục như thế nào?

Nôn ói là tình trạng hay gặp ở trẻ em, cũng có khi là triệu chứng của một bệnh cấp tính. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo cần phải lưu ý các dấu hiệu nguy hiểm để xử trí phù hợp. Vậy, cha mẹ chăm sóc trẻ nôn ói liên tục như thế nào?

Nguyên nhân trẻ nôn ói liên tục là gì?

Ăn uống và chăm sóc trẻ chưa đúng cách

  • Việc mẹ cho bé ăn quá nhiều thức ăn, uống nhiều sữa, bú no, ép bé ăn quá ngưỡng, khiến bé ăn bị nôn.
  • Ngoài ra, cho con bú không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách khiến trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày, gây ra nôn trớ sau khi ăn
  • Trẻ vừa được ăn no mẹ đã đặt vào tư thế nằm, ép trẻ ngủ, quấn tã chặt, làm cho trẻ bị khó thở, ói mửa.

Cha mẹ chăm sóc trẻ nôn ói liên tục như thế nào?

Chăm sóc trẻ không đúng cách khiến bé nôn ói liên tục

Nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý

Trẻ nôn ói liên tục có khả năng là do con đã mắc một số bệnh lý sau đây:

  • Các bệnh viêm họng, viêm phổi, viêm dạ dày ruột, viêm màng não… Trẻ có thể kèm theo sốt hoặc không, chảy nước mũi và ho. Cơ thể con luôn mệt mỏi, chán ăn, sốt, khó thở… dẫn đến trẻ ăn hay bị nôn.
  • Trẻ mắc bệnh ngoại khoa nghiêm trọng, như lồng ruột, tắc ruột, khiến trẻ ăn bị nôn, kèm theo cơn đau bụng quằn quại…

Với bé nôn trớ liên tục kèm theo các biểu hiện bất thường về sức khỏe như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì, quấy khóc,… tốt nhất các mẹ nên sớm đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị kịp thời.

Cha mẹ chăm sóc trẻ nôn ói liên tục như thế nào?

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Theo dõi dấu hiệu mất nước ở trẻ nôn ói liên tục

Dấu hiệu mất nước nhẹ: Môi khô, trẻ khát nước, trẻ bị mất nước thường không cần đi khám ngay nhưng cần theo dõi diễn tiến để phát hiện kịp thời dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng hơn.

Dấu hiệu mất nước vừa và nặng mẹ cần lưu ý:

  • Giảm đi tiểu
  • Khóc không thấy nước mắt
  • Môi khô nhiều, mắt trũng
  • Bàn tay bàn chân lạnh
  • Trẻ lừ đừ, ngủ li bì

Khi trẻ có một trong các dấu hiệu này thì phải đưa trẻ đi khám ngay.

Bù dịch bằng đường uống

Cha mẹ chăm sóc trẻ nôn ói liên tục như thế nào?

Bù dịch bằng đường uống

Dung dịch bù nước (Oresol) sẽ giúp bù dịch và bù các chất điện giải (natri, kali, clorua) bị mất trong quá trình nôn và tiêu chảy ở trẻ. Mẹ cần lưu ý là Oresol không điều trị nôn ói, nhưng giúp ngăn ngừa và điều trị tình trạng mất nước do nôn ói rất tốt.

Ngoài ra mẹ có thể bổ sung các loại nước trái cây, nước gạo và các đồ uống khác cho con để tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất giúp bé khỏe mạnh.

Đảm bảo chế độ ăn đủ chất cho bé nôn ói

Các mẹ cần đảm bảo chế độ ăn cho bé nôn liên tục 

Đối với trẻ còn bú mẹ: nên được tiếp tục cho bú bởi vì sữa mẹ dễ tiêu hóa hơn so với các dung dịch bù nước. Nếu trẻ nôn ngay sau bú, mẹ cố gắng cho con bú từng chút một. Ví dụ: bú 5-10 phút, ngưng lại 30 phút rồi bú tiếp. Nếu sau 2-3 giờ, tình trạng nôn giảm, ổn định thì mẹ có thể cho bú như bình thường.

Với trẻ đã ăn dặm thì các mẹ không cố gắng ép trẻ ăn, đặc biệt trong 24 giờ đầu. Thay vào đó, mẹ nên khuyến khích trẻ uống nước bù dịch. Lúc này, các mẹ có thể cho trẻ ăn cháo, thịt nạc, sữa chua, trái cây…. Hạn chế các thức ăn nhiều chất béo, đường,… vì gây khó tiêu hóa.

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ nhỏ

Cha mẹ chăm sóc trẻ nôn ói liên tục như thế nào?

Kết hợp cho trẻ nhỏ uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa 

Ngoài ra, với trẻ tiêu hóa kém với các biểu hiện như nôn trớ, biếng ăn,… các mẹ có thể kết hợp cho con dùng thêm men probiotic dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây là phương pháp đơn giản và hữu hiệu giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng được nhiều ba mẹ tin chọn hiện nay cho bé.

Việc bổ sung men vi sinh cho trẻ sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột ổn định, trở lại trạng thái cân bằng. Một khi đường ruột khỏe mạnh sẽ thúc đẩy hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện, giảm nôn trớ cho bé yêu của mẹ nhanh hơn. Đồng thời, đây còn là giải pháp giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng hiệu quả cho bé nhà bạn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ