Cần làm gì khi trẻ nôn trớ ban đêm

Trẻ nôn trớ ban đêm là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Dù nó là hiện tượng thường gặp nhưng không phải bố mẹ nào cũng biết cách xử lý sao cho đúng. Theo dõi ngay bài viết này để biết được cách giảm thiểu tình trạng trẻ nôn trớ về đêm một cách hiệu quả. 

Nguyên nhân nào khiến trẻ nôn trớ về đêm

Tình trạng trẻ nôn trớ về đêm có thể được chia làm 2 nguyên nhân chính đó là: trẻ nôn trớ về đêm do sinh lý và trẻ nôn trớ về đêm do bệnh lý.

Trẻ nôn trớ về đêm do sinh lý

Cần làm gì khi trẻ nôn trớ ban đêm

Trẻ nôn trớ về đêm do sinh lý

Trẻ nôn trớ ban đêm có thể là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường, do:

  • Trong khi ngủ, dạ dày của trẻ sẽ ở tư thế nằm ngang, điều này làm cho thức ăn của trẻ dễ bị đẩy ngược lên thực quản. Đồng thời, phản xạ rướn người vặn mình trong khi ngủ của trẻ cũng làm cơ thể thay đổi đột ngột,  tạo điều kiện cho ho và trẻ nôn trớ rất dễ xảy ra.
  • Mẹ cho bé ăn tối quá muộn, thức ăn chưa kịp tiêu hoá cũng khiến bé đầy bụng và thức ăn bị trào ngược lên miệng khiến bé bị ho và nôn trớ.
  • Nhiệt độ ban đêm bị hạ thấp, hay bố mẹ bật điều hòa làm trẻ hít phải không khí lạnh và gây ho.

Trẻ ho và nôn trớ về đêm do bệnh lý

Cần làm gì khi trẻ nôn trớ ban đêm

Trẻ ho và nôn trớ về đêm do bệnh lý

Trẻ đang mắc bệnh cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ ban đêm. Như là: trẻ bị ho khan, ho có đờm, cảm cúm, cảm lạnh, hen suyễn, trào ngược dạ dày – thực quản,… Khi mẹ thấy bé nôn trớ nhiều kèm các biểu hiện bất thường như mệt mỏi, sốt, quấy khóc,… tốt nhất mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Mẹ cần làm gì khi trẻ nôn trớ ban đêm?

Khi trẻ bị nôn trớ về đêm, bố mẹ cần đặc biệt lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời, giúp con đẩy lùi tình trạng này nhanh chóng, hiệu quả. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ làm trẻ bị sụt cân, mất ngủ, mất sức.Cho nên, khi trẻ nôn trớ ban đêm, mẹ hãy làm những điều dưới đây để cải thiện tình trạng này:

  • Bế trẻ áp ngực vào vai, tay còn lại vuốt lưng con theo hướng từ trên xuống để phần dịch vị xuống dạ dày. Đây là phương pháp giúp hạn chế hiện tượng dịch trào ngược lên hiệu quả.
  • Khi bé đang nôn, mẹ hãy để con ngồi nghiêng đầu ra đằng trước hoặc nằm nghiêng để dịch nôn và thức ăn không bị tràn vào khí quản.
  • Đến khi con đã hết nôn trớ và ổn định, mẹ hãy đặt con nằm yên và gối kê cao đầu để giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Trường hợp trẻ bị ho và ọc hết phần sữa mới uống, bố mẹ tuyệt đối không nên cho con uống sữa ngay sau khi vừa nôn trớ.
  • Để con nằm nghỉ ngơi cho tới khi hoàn toàn ổn định thì mới cho con uống sữa bù. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần lưu ý, chỉ nên cho con uống từng ít một, tránh cho trẻ uống quá nhanh hay cho vào bình sữa cho con bú.
  • Trường hợp, bé thường xuyên gặp bị nôn trớ về đêm, mẹ hãy thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày của con những loại thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu.
  • Cho con uống nhiều nước, bổ sung dung dịch điện giải Oresol để bù lại lượng nước bé bị mất đi do nôn trớ.
  • Bổ sung lợi khuẩn cho trẻ nôn trớ cũng giúp cải thiện và hỗ trợ tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho trẻ nôn trớ hiệu quả. Thường xuyên tăng cường lợi khuẩn sẽ giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, kích thích các chức năng tiêu hóa như: chống nôn trớ, đầy bụng,… Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho bé.

Cần làm gì khi trẻ nôn trớ ban đêm

Bổ sung lợi khuẩn cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ

Về cơ bản, hiện tượng trẻ bị nôn trớ về đêm có thể khắc phục được. Dẫu vậy, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời khi con xuất hiện các dấu hiệu nguy hiểm như: ho nhiều kèm theo thở khò khè, thở nhanh, sốt, khó thở,… tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ