Cẩm nang chăm trẻ bị đau bụng mẹ đừng bỏ qua!

Do nhiều nguyên nhân, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị đau bụng và cần được chăm sóc đúng cách để giúp trẻ nhanh chóng cải thiện và điều trị an toàn, hiệu quả, không để lại di chứng đáng tiếc khiến sức khỏe và sự phát triển của bé bị ảnh hưởng. Cẩm nang chăm trẻ bị đau bụng mẹ đừng bỏ qua!

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị đau bụng

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ như:

  • Trẻ bị nhiễm virus
  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn
  • Trẻ bị côn trùng cắn
  • Ăn quá no
  • Trẻ bị dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Trẻ bị lạm dụng thuốc kháng sinh hoay uống các loại thuốc điều trị bệnh lý quá liều
  • Do các cơ quan trong ổ bụng mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, viêm ruột thừa, tắc ruột, lồng ruột,…

Cẩm nang chăm trẻ bị đau bụng mẹ đừng bỏ qua!

Trẻ bị đau bụng cần được chú ý theo dõi và phát hiện dấu hiệu bất thường sớm nhất có thể để can thiệp hoặc điều trị đúng cách, kịp thời

Cơn đau thông thường chỉ xuất hiện thoáng qua ở khu vực giữa bụng và quanh rốn. Trẻ bị đau bụng do bệnh lý, cần được đưa đi khám ngay, thường có những dấu hiệu sau đây:

  • Vị trí đau nằm bên phải, dưới rốn
  • Cơn đau kéo dài hơn 24h
  • Mức độ và cường độ cơn đau mỗi lúc một tăng
  • Nôn trớ
  • Bỏ bú, lừ đừ, chán ăn, ăn ít
  • Tiêu chảy, đi ngoài phân có máu hoặc táo bón
  • Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao kèm ớn lạnh, rét run
  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu có màu vàng sậm hoặc đi tiểu ra máu
  • Mặt hốc hác, lưỡi dơ, môi khô (triệu chứng nhiễm trùng)
  • Huyết áp tăng
  • Trẻ có dấu hiệu mất nước như thường xuyên khá nước, da khô, kém đàn hồi, mắt trũng sâu, tiểu ít, khóc có ít hoặc không có nước mắt.
  • Quấy khóc liên tục, dữ dội
  • Bị đau ở bộ phận sinh dục
  • Có triệu chứng thành bụng bị co cứng

Cẩm nang chăm trẻ bị đau bụng mẹ đừng bỏ qua!

Dưới đây là những cách chăm sóc trẻ bị đau bụng tại nhà, cha mẹ cần chú ý:

Những cách giảm đau bụng

  • Chườm ấm giúp giảm đau bụng: Dùng một chiếc khăn nhúng vào nước ấm, bình nước ấm hay một chiếc túi chườm điện chỉnh về nhiệt độ khoảng 38 – 40 độ C để chườm lên bụng bé ở tư thế nằm thẳng trong khoảng 15 phút. Thực hiện vài lần mỗi ngày  và lưu ý kiểm tra nhiệt độ của khăn, túi chườm hay bình nước, tránh trường hợp nóng quá khiến bé bị bỏng.
  • Massage bụng: Xoa bóp vùng bụng nhẹ nhàng, tròn đều theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 phút/lần, thực hiện vài lần mỗi ngày giúp bé xoa dịu cơn đau, giảm táo bón gây đau bụng.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Trong lúc bé bị đau bụng mẹ nên loại bỏ các món cay trong thực đơn hàng ngày của con. Các món ăn thanh đạm và một chút nước ấm sẽ phù hợp với bé hơn và có thể góp phần làm giảm cơn đau hiệu quả.
  • Cho bé uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ: Trong trường hợp bác sĩ đã khám và kê đơn thuốc giảm đau mẹ có thể giúp con giảm đau bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý cho con uống giảm đau, tránh tình trạng làm giảm cá triệu chứng khiến bác sĩ chẩn đoán bệnh thiếu chính xác hoặc khiến bé gặp nguy hiểm nếu bị đau bụng do mắc bệnh lý cần được cấp cứu ngay lập tức như viêm ruột thừa, tắc ruột, thủng dạ dày,…
  • Giúp bé thư giãn tinh thần: Tinh thần thoải mái cũng giúp bé giảm cảm giác đau hiệu quả. Cha mẹ hãy dành thời gian ôm ấp, trò chuyện, vui chơi cùng con, cho bé giải trí bằng những trò giải trí ưa thích.
  • Cho bé ra ngoài trời vận động, vui chơi: Vận động cơ thể không chỉ giúp bé giảm đau mà còn có tác dụng giúp tinh thần của bé phấn chấn hơn. Đồng thời cũng kích thích tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất và nhu động ruột, giúp trẻ hấp thụ được nhiều dưỡng chất và giảm nguy cơ mắc bệnh đường tiê hóa hiệu quả.

Cẩm nang chăm trẻ bị đau bụng mẹ đừng bỏ qua!

Chườm ấm và massage giúp trẻ giảm đau bụng thông thường tại nhà hiệu quả

Cho bé ăn/uống một số loại thực phẩm giúp giảm đau bụng

Bên cạnh những cách giúp bé giảm đau bụng vừa nêu trên, một số loại thực phẩm cũng có tác dụng giảm đau bụng hiệu quả. Cha mẹ có thể giúp bé giảm đau bụng bằng một số loại thực phẩm như:

  • Mật ong: Cho bé uống một chú mật ong pha với trà hoặc nước ấm để cung cấp carbohydrate, đường, chất chống oxy hóa và năng lượng. Mật ong sẽ giúp trẻ cảm thấy khỏe khoắn hơn và có thể làm dịu cơn đau bụng rất hiệu quả. Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật onbg để tránh bị ngộ độc.
  • Sữa chua probiotic: Trong sữa chua có chứa một lượng lớn lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tăng cường tiêu hóa, giúp trẻ giảm đau bụng nhanh hơn.
  • Trà hoa cúc: Trà hoa cúc giúp dạ dày giảm co bóp, lại còn là một loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa và làm giãn cơ bụng, giúp bé giảm đau hiệu quả. Đồng thời hoa cúc cũng còn có tác dụng giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Lưu ý cho cha mẹ khi chăm trẻ bị đau bụng

Khi bé yêu đau bụng hay gặp phải các vấn đề tiêu hóa, mẹ cần đảm bảo vệ sinh trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc ăn chín uống sôi, hạn chế lượng vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào và gây bệnh.

Tuyệt đối không được tự ý cho con uống thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh nếu bác sĩ chưa chỉ định. Công dụng của thuốc có thể làm thay đổi triệu chứng, làm ảnh hưởng đến độ chính xác khi bác sĩ chẩn đoán bệnh và chậm trễ quá trình điều trị, thậm chí còn có thể khiến sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp như viêm ruột thừa, việc tự ý cho con uống thuốc giảm đau còn làm chậm quá trình cấp cứu khiến tính mạng bé bị đe dọa.

Việc đảm bảo vệ sinh cá nhân, nơi ở, môi trường và VSATTP đóng góp một phần rất quan trọng trong quá trình phòng ngừa và điều trị các bệnh gây đau bụng ở trẻ. Mẹ cần tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi, lựa chọn thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng và thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé, ngăn không cho tác nhân gây bệnh sinh sôi, tiếp xúc với trẻ để xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.

Phần lớn những vấn đề đường ruột như tiêu chảy, táo bón, loạn khuẩn đường ruột,… của trẻ đều bắt nguồn từ nguyên nhân do tiêu hóa kém. Với bé tiêu hóa kém, gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, ba mẹ có thể kết hợp cho bé dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn. Việc tăng cường hàm lượng lợi khuẩn dồi dào lúc này giúp nhanh chóng đưa hệ vi sinh về trạng thái cân bằng. Nhờ đó giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng tối ưu cho bé.

Cẩm nang chăm trẻ bị đau bụng mẹ đừng bỏ qua!

Men vi sinh dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng cho bé

Chăm sóc trẻ bị đau bụng  cần chú ý theo dõi diễn biến sức khỏe của bé. Trường hợp bé bị đau bụng trên 24 giờ, cường độ và mức độ cơn đau mỗi lúc một tăng hay xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện ngay để được khám và chữa bệnh đúng cách, kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ