Cách xử trí đúng khi trẻ đi ngoài són do táo bón mẹ cần lưu ý

Són phân là hiện tượng trẻ bị rò rỉ một ít phân ra bỉm, tã, quần do các vấn đề tiêu hóa, thường xảy ra khi trẻ thực hiện các hoạt động mạnh. Cách xử trí đúng khi trẻ đi ngoài són do táo bón mẹ cần lưu ý.

Vì sao trẻ bị táo bón thường bị són phân?

Són phân là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, với tình trạng phân bị rò rỉ ra quần nhiều lần trong ngày mà bé không nhận biết được. Vì thế són phân còn được gọi là tình trạng đi tiêu không tự chủ.

Trẻ thường bị són phân do bị táo bón kéo dài, một số ít trẻ bị đi ngoài són phân do các vấn đề về tâm lý và bệnh lý. Bên cạnh đó trẻ cũng có thể bị són phân do các lý do như:

  • Trẻ đang tập đi vệ sinh
  • Trẻ mắc chứng “sợ nhà vệ sinh”
  • Trẻ mắc hội chứng ruột kích thích
  • Trẻ bị dị tật bẩm sinh(rất hiếm gặp)
  • Trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý
  • Trẻ uống thuốc kháng sinh trong một thời gian dài khiến đường ruột bị loạn khuẩn

Khi trẻ bị són phân do táo bón cha mẹ cần giúp trẻ cải thiện chứng táo bón, để hết són phân và tâm lý không bị ảnh hưởng tiêu cực. Đồng thời còn có thể ngăn ngừa biến chứng có hại cho sức khỏe do trẻ bị táo bón lâu ngày gây ra.

Cách xử trí đúng khi trẻ đi ngoài són do táo bón mẹ cần lưu ý

Trẻ thường bị són phân do bị táo bón kéo dài, một số ít trẻ bị đi ngoài són phân do các vấn đề về tâm lý

Cách xử trí đúng khi trẻ đi ngoài són do táo bón mẹ cần lưu ý

Để cải thiện tình trạng trẻ đi ngoài són do táo bón trước hết mẹ cần giúp bé điều trị chứng táo bón. Sau đó tìm cách ngăn ngừa táo bón tiếp tục xảy ra để không lặp lại tình trạng trẻ đi ngoài són phân. Cụ thể như sau:

Điều trị táo bón

Khi thấy trẻ có hiện tượng són phân, nghi ngờ do táo bón mẹ cần đưa con đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân. Tùy vào tình trạng sức khỏe và mức độ đi ngoài són phân của từng bé bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị phù hợp.

Các bước điều trị táo bón thông thường gồm có:

Bước 1: Làm rỗng đại tràng cho bé

Để điều trị táo bón cho trẻ, bước đầu tiên cần thực hiện là tháo hết phân tồn đọng lâu ngày trong đại tràng bằng những cách dưới đây:

  • Sử dụng thuốc nhét hậu môn để kích thích nhu động ruột để phân được đẩy ra ngoài dễ dàng hơn, giúp trẻ ít đau đớn hơn.
  • Thụt tháo hậu môn bằng các bơm nước vào trực tràng để làm mềm phân và khiến trẻ thấy mót, đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích để làm sạch phân trong đường ruột và trực tràng. Tuy nhiên, loại thuốc này không được sử dụng thường xuyên để không làm nhu động ruột bị thụ động, trẻ mất phản xạ mót và rặn ị tự nhiên.
  • Dùng tay tháo phân khi phân quá cứng không thể làm mềm mà kích thước của chúng lại quá lớn, những cách tháo phân vừa nêu không thể sử dụng được. Khi đó bác sĩ sẽ dùng tay để giúp trẻ đưa phân ra ngoài.

Cách xử trí đúng khi trẻ đi ngoài són do táo bón mẹ cần lưu ý

Tháo hết phân ra khỏi đại tràng cho bé bằng các cách thụt tháo để điều trị táo bón bước đầu

Bước 2: Cho trẻ uống thuốc chống táo bón

Sau khi tháo hết phân cứng tồn đọng lâu ngày trong đại tràng, bé cần tiếp tục sử dụng thuốc điều trị táo bón để chữa khỏi hoàn toàn. Các thuốc điều trị táo bón thường được sử dụng là:

  • Thuốc làm mềm phân giúp giảm độ căng của bề mặt để nước thẩm thấu vào phân dễ hơn, phân mềm ra và trẻ đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Thuốc bổ sung chất xơ để làm tăng khối lượng phân, thấm hút nước từ đường ruột nhiều hơn và kích thích nhu động ruột, đưa phân ra ngoài đều đặn, dễ dàng hơn, tránh tình trạng phân tồn đọng lâu ngày.
  • Thuốc nhuận tràng thẩm thấu giúp thành ruột giảm hấp thụ nước để tăng lượng nước trong lòng ruột, làm phân mềm và dễ bài tiết ra ngoài.

Bước 3: Cho trẻ uống thuốc nhuận tràng

Trong trường hợp thuốc chống táo bón không mang lại hiệu quả cần thiết, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc nhuận tràng cho bé đi ngoài són do táo bón. Nhờ đó đại tràng có thể co thắt tốt hơn, phân được đẩy về phía trực tràng và bài tiết ra ngoài hiệu quả hơn.

Tuy nhiên mẹ chỉ được cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý điều chỉnh liều lượng và thời gian uống, giảm nguy cơ phụ thuộc hoàn toàn vào thuốc nhuận tràng khi đi ngoài.

Phòng ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh

Sau khi điều trị táo bón xong mẹ cũng cần giúp bé phòng ngừa táo bón và đi ngoài són phân quay trở lại bằng cách:

  • Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé. Bổ sung vi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, đảm bảo đường ruột khỏe mạnh và phòng ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ do loạn khuẩn đường ruột.

Cách xử trí đúng khi trẻ đi ngoài són do táo bón mẹ cần lưu ý

Men vi sinh chính hãng giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Tăng cường ăn rau xanh, các loại củ quả và trái cây tươi để bổ sung chất xơ.
  • Khuyến khích trẻ uống nước đầy đủ hàng ngày.
  • Tập cho trẻ thói quen đi tiêu mỗi ngày ít nhất 10p hoặc đến khi có thể bài tiết hết phân, ngăn ngừa táo bón và lấy lại cảm giác mót đi ngoài.
  • Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi đúng khi đi tiêu như sau: Ngồi gập người về phía trước, ngực chạm vào đùi, đầu hơi ngả, thư giãn cơ thể và tinh thần,… để hậu môn mở tốt hơn, phân di chuyển xuống đường tiêu hóa dưới và bài tiết ra ngoài dễ dàng hơn.

Khi cho trẻ đi ngoài són phân do táo bón uống men vi sinh mẹ cần chú ý mua sản phẩm chính hãng, được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành để được đảm bảo về nguồn gốc và chất lượng của sản phẩm. Thời gian uống men vi sinh ít nhất 12 ngày đến 3 tháng để tối ưu hiệu quả và duy trì sự khỏe mạnh, cân bằng cho hệ vi sinh đường ruột.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ