Cách xử lý khi trẻ bị nôn và đi ngoài?

Trẻ bị nôn và đi ngoài khiến con mệt mỏi và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vì thế, nhiều ba mẹ cũng thường cảm thấy lúng túng trong cách xử trí khi tình trạng này xuất hiện. Hướng dẫn cách xử lý khi trẻ bị nôn và đi ngoài nhanh chóng, hiệu quả cao.

Trẻ bị nôn và đi ngoài là triệu chứng của bệnh gì?

Trẻ bị nôn và đi ngoài là dấu hiệu cho thấy trẻ mắc chứng tiêu chảy. Nếu trẻ em đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày, trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều hơn 4 lần/ngày kèm triệu chứng nôn ói thì có thể xác định trẻ đã bị tiêu chảy. Khi này cha mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để được khám và điều trị nhanh chóng, giảm nguy cơ bị mất nước và chất điện giải có thể gay nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Ngoài bị nôn và đi ngoài, các dấu hiệu sau đây cũng cho thấy trẻ có thể bị tiêu chảy:

  • Trẻ mệt mỏi, chán ăn, hay quấy khóc
  • Trẻ đi ngoài phân lỏng, có màu xanh hoặc vàng, có dịch nhầy hoặc lẫn máu, mủ hay thức ăn không tiêu
  • Trẻ bị đau bụng, hay mót rặn
  • Trẻ bị sốt, thậm chí sốt cao gây co giật
  • Trẻ có các biểu hiện của mất nước như: Bứt rứt, vật vã, ngủ li bì, thóp bị lõm (với trẻ sơ sinh) hay ít tiểu, môi khô, mắt trũng, liên tục khát nước, da kém đàn hồi.

Mặc dù bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp rất dễ điều trị nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, có thể khiến trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng, cha mẹ tuyệt đối không được lơ là.

Nếu trẻ em đi ngoài nhiều hơn 2 lần/ngày, trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều hơn 4 lần/ngày kèm triệu chứng nôn ói thì có thể xác định trẻ đã bị tiêu chảy

Cách xử lý khi trẻ bị nôn và đi ngoài

Cách xử lý tại nhà khi trẻ bị nôn và đi ngoài

Đối với nôn và tiêu chảy ở trẻ nhỏ ở mức độ nhé, con không có các dấu hiệu mất nước, sốt, bé vẫn ăn ngoan, chơi ngoan thì cha mẹ có thể tự xử lý tại nhà. Các mẹ cũng không nên tự ý dùng kháng sinh và thuốc chữa bệnh tiêu hóa, hãy chăm sóc trẻ theo những bước dưới đây:

  • Cho trẻ uống nước/bú mẹ nhiều hơn và lâu hơn để chống mất nước cũng như tăng cường năng lượng cho trẻ hoạt động bình thường và tăng khả năng miễn dịch.
  • Cho trẻ uống oresol để bù điện giải. Lưu ý pha oresol theo đúng liều lượng và cách thức được hướng dẫn trên bao bì. Nếu pha oresol với ít nước sẽ khiến tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn. Cho trẻ trên 2 tuổi uống khoảng 100 – 200ml thành từng ngụm nhỏ sau mỗi lần đi ngoài.
  • Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng như bình thường, không được cho trẻ ăn ít đi sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn. Có thể cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ để tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Cho trẻ uống men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh, tăng cường các hoạt động tiêu hóa. Điều này giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy vô cùng hiệu quả. Bởi khi các lợi khuẩn được bổ sung đáng kể sẽ giúp kìm hãm và ức chế hoạt động của các hại khuẩn gây tiêu chảy. Nhờ đó duy trì ổn định chức năng của đường ruột, nâng cao miễn dịch tối ưu cho bé.

Cho trẻ uống men vi sinh để cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa

  • Không tự ý cho trẻ uống kháng sinh, hạ sốt, men tiêu hóa nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khi nào trẻ bị nôn và đi ngoài cần được đi khám?

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi thấy xuất hiện 1 trong các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ bị khô môi, có biểu hiện rất khát nước và khóc không có nước mắt
  • Đi ngoài ra máu
  • Trong 6 giờ đi ngoài nhiều hơn 8 lần
  • Trẻ đau bụng, nôn ói nhiều
  • Trẻ bị suy nhược, ngủ li bì
  • Trẻ sốt cao trên 38.5 độ liên tục
  • Trẻ nôn và đi ngoài trên 3 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp chăm sóc trên.

Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ liên tục

Phòng ngừa trẻ bị nôn và đi ngoài như thế nào?

  • Rửa tay cho trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Phụ huynh phải rửa tay khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn uống và ngay sau khi giúp trẻ đi vệ sinh.
  • Chất thải, tã lót, giấy lau, vật dụng bị dính phân của trẻ phải được xử lý ngay, được giặt sạch để khử khuẩn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn mới đã được nấu chín kỹ.

Cách xử lý khi trẻ bị nôn và đi ngoài mặc dù đơn giản, dễ thực hiện nhưng cha mẹ cũng cần chú ý theo dõi diễn biến sau khi tiến hành điều trị cho trẻ. Nếu tình trạng của bé không thuyên giảm sau 3 ngày hay xuất hiện bất kỳ một dấu hiệu tăng nặng nào cần đưa trẻ đi khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn điều trị hiệu quả hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ