Trẻ nôn trớ quá nhiều khiến bé không thể hấp thụ đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, làm chậm quá trình phát triển toàn diện của bé và là nguyên nhân gây viêm xoang, viêm tai giữa,… Nghiêm trọng hơn, nôn trớ có thể khiến bé bị sặc đường thở gây ngạt, ngưng thở, có thể đe dọa tính mạng. Hướng dẫn cha mẹ cách phòng ngừa và chăm trẻ nôn trớ phun vòi rồng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ vòi rồng
Trẻ bị nôn trớ nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, các van dạ dày hoạt động không đồng bộ và dạ dày chưa tạo thành góc cong khiến thức ăn dễ bị trào ngược lên. Cùng với đó, hệ thần kinh của bé cũng còn non nớt khiến dạ dày cũng dễ bị kích thích gây co bóp, nôn trớ. Cho bé ăn quá no, ăn không đúng cách cũng khiến bé bị nôn trớ.
Tuy nhiên, trẻ bị nôn trớ thành vòi rồng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý:
Trẻ bị nôn trớ do đường tiêu hóa chưa hoàn thiện và bị dị dạng
Phình đại tràng bẩm sinh: Đoạn cuối ống tiêu hóa không có dây thần kinh co bóp khiến phân bị tắc lại. Lâu ngày lượng phân tắc khiến đại tràng bị phình to tối đa và làm bé bị nôn trớ thành vòi rồng.
Hẹp phì đại môn vị: Phần cuối dạ dày bị kích thích co bóp thường xuyên do cơ môn vị phì đại tăng sinh khiến trẻ bị nôn trớ thành vòi rồng sau khi ăn khoảng 1 – 2h.
Tắc nghẽn tá tràng: Là tình trạng một phần tá tràng chưa hoàn thiện khiến thức ăn bị tắc nghẽn ở dạ dày không thể di chuyển xuống đường ruột làm trẻ bị nôn thành vòi rồng sau ăn khoảng 2 – 3h và sẽ nôn đến khi nào hết thức ăn mới dừng lại.
Teo thực quản: Thực quản chưa hoàn thiện khiến không khí không thể lưu thông giữa thực quản và khí quản, trẻ sẽ bị sặc và nôn trớ ngay sau khi bữa ăn vì sữa/thức ăn không thể di chuyển xuống dạ dày.
Trẻ bị nôn trớ do đường tiêu hóa chưa hoàn thiện
Trẻ bị nôn trớ do mắc bệnh về não
Trẻ bị viêm màng não, xuất huyết não do thiếu vitamin K ngay từ khi mới chào đời và thường phát bệnh vào ngày thứ 45 sau khi trẻ chào đời. Phần lớn trẻ có hiện tượng khóc thét, nôn trớ thành vòi rồng, thóp phồng, thiếu máu và thần trí không tỉnh táo.
Trẻ bị viêm não, viêm màng não phổ biến ở các bé dưới 1 tuổi, có thể do vi khuẩn gây viêm màng não hoặc virus gây viêm não, phổ biến ở trẻ lớn hơn 3 tuổi. Triệu chứng phổ biến là nôn trớ phun vọt, sốt, thóp phồng, ngủ li bì, thiếu tỉnh táo,…
Trẻ bị tai biến mạch máu não do mạch máu bị dị dạng, thường gặp ở trẻ lớn, 9 – 10 tuổi trở lên, có thể khiến bé bị hôn mê, tử vong, liệt,…
Trẻ bị nôn trớ thành vòi có thể do mắc bệnh về não
Cách phòng ngừa và chăm trẻ nôn trớ phun vòi rồng
Cách phòng ngừa và chăm trẻ nôn trớ phun vòi rồng
Để phòng ngừa trẻ bị nôn trớ phun vọt mẹ cần lưu ý:
Cho trẻ bú đúng tư thế: Mẹ nên cho con bú ngồi, đưa toàn bộ đầu vú vào miệng con đến khi thấy cằm bé chạm vào bầu vú. Bế trẻ nằm sao cho đầu – lưng – mông thẳng hàng và tạo thành góc 30 – 45 độ so với mặt phẳng ngang để bé không bị nuốt quá nhiều không khí gây chướng bụng, đầy hơi. Tư thế bú bình cũng tương tự tư thế bú mẹ.
Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi ăn: Thay vào đó mẹ nên bế vác trẻ lên vai trong khoảng 5 – 10 phút để thực phẩm di chuyển xuống đường tiêu hóa dưới. Trước khi đặt bé nằm mẹ nên vỗ ợ hơi để đẩy hết lượng không khí thừa trong hệ tiêu hóa ra ngoài cơ thể.
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ: Để giúp bé vừa được bổ sung đầy đủ dưỡng chất, vừa không bị chướng bụng – đầy hơi, mẹ nên cho con bú và ăn thành nhiều bữa trong ngày để bé có thể tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nới lỏng quấn áo: Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt và sử dụng bỉm đúng size để bé không cảm thấy khó chịu, dạ dày dày không bị kích thích co bóp liên tục gây nôn trớ.
Bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh: Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn trớ phần lớn là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Cho trẻ tiêu hóa kém uống men vi sinh để giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, khỏe mạnh, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng tối ưu cho con. Nhờ đó tạo tiền đề giúp con có tiêu hóa khỏe, thúc đẩy hệ tiêu hóa nhanh chóng hoàn thiện hơn, ngăn ngừa và cải thiện nôn trớ cho bé hiệu quả.
Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ nhỏ
Khi nào trẻ nôn trớ phun vòi rồng cần đi viện?
Trẻ bị nôn trớ phun thành vòi cần đi viện khi có những hiện tượng sau đây:
Trẻ vẫn tiếp tục nôn trớ sau ki áp dụng những biện pháp chăm sóc chúng tôi đã giới thiệu bên trên.
Trẻ chậm phát triển chiều cao, cân nặng, thậm chí còn bị giảm cân, có hiện tượng biếng ăn, bỏ ăn.
Trẻ bị nôn trớ đi kèm sốt, ho, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa,…
Trẻ đột nhiên nôn dữ dội đi kèm quấy khóc nhiều, xuất hiện các triệu chứng bất thường khác.
Trẻ nôn trớ kéo dài đi kèm sốt, sổ mũi, ho,… cần được đưa đi viện ngay để khám và điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị nôn trớ là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, có thể cho bé uống men vi sinh để hệ tiêu hóa hoàn thiện nhanh hơn. Mẹ cần lưu ý sử dụng men lợi khuẩn đúng cách, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho bé tốt nhất. Nếu nghi ngời trẻ bị nôn trớ do bệnh lý, mẹ cần đưa con đến bệnh viên ngay để được khám và điều trị kịp thời.