Cách phân biệt phân nhầy ở trẻ sơ sinh

Nhiều phụ huynh lo lắng khi thấy trẻ đi ngoài phân nhầy và không biết phải làm thế nào cải thiện cho con. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu cách phân biệt phân nhầy ở trẻ sơ sinh và biện pháp giúp trẻ mau khỏi.

Cách phân biệt phân nhầy ở trẻ sơ sinh

Hiện tượng đi ngoài phân nhầy là một trong những vấn đề tiêu hóa của trẻ có thể gặp ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bố mẹ có thể tìm hiểu cách phân biệt phân nhầy ở trẻ sơ sinh khi nhìn vào lượng chất nhầy trong phân. Chất nhầy có thể ở dạng vệt rõ ràng ở trong phân trẻ hay có độ sệt như gel. Khi lượng chất nhầy nhiều hơn thì bố mẹ có thể xác định rõ bé đi phân nhầy bằng cách thấy bên trong tã của bé có vẻ nhầy nhụa. Phân sẽ có xu hướng màu xanh lục với những sợi dây sáng bóng vắt qua. Chất nhầy cũng có thể dạng giống thạch thay vì giống như chuỗi.

Cách phân biệt phân nhầy ở trẻ sơ sinh

Trẻ đi ngoài phân nhầy có thể thấy chất nhầy lẫn trong phân ở dạng vệt rõ ràng

Chất nhầy trong phân của trẻ bú mẹ là phổ biến, do cơ chế chất nhầy được tạo ra bởi niêm mạc đường ruột, nhằm giúp trẻ đi ngoài dễ dàng hơn. Với trẻ bú sữa công thức, bé đi ngoài có nhầy cũng thường gặp do chế độ ăn của con bị thay đổi đột ngột. Dù vậy, nếu mẹ thấy trẻ đi phân nhầy với số lượng nhiều và phân kèm theo máu hay có các triệu chứng khó chịu khác thì cần đi khám bác sĩ.

Mách mẹ cách khắc phục tình trạng phân nhầy ở trẻ sơ sinh

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài phân nhầy, mẹ có thể tham khảo và áp dụng các cách sau đây:

  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ: Mẹ cho trẻ bú cần hạn chế dùng các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như đồ chiên rán, đồ ăn lên men, thức ăn mặn. Thay vào đó, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây, sữa chua, hạt dinh dưỡng để tăng chất lượng sữa cho con bú.

Cách phân biệt phân nhầy ở trẻ sơ sinh

Bổ sung thêm sữa chua trong chế độ ăn hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ bú mẹ

  • Cho bé bú trọn vẹn sữa đầu và sữa cuối: Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần cho con bú cạn 1 bên bầu vú rồi mới chuyển sang bên bầu vú còn lại để con hấp thu được cả sữa đầu và sữa cuối, cải thiện tình trạng đi ngoài phân nhầy.
  • Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng: Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài phân nhầy do bị dị ứng thực phẩm, mẹ nên loại bỏ thực phẩm đó khỏi chế độ ăn của con (với trẻ ăn dặm) và điều chỉnh chế độ ăn (với trẻ bú mẹ). Đồng thời sử dụng các thực phẩm thay thế để tránh bị thiếu chất.
  • Đổi sữa công thức mát dịu với hệ tiêu hóa: Nếu trẻ bú sữa công thức và bị đi ngoài phân nhầy, hãy chọn cho bé loại sữa khác có thành phần dịu mát, dễ tiêu hóa thay thế cho sữa đang dùng.
  • Bổ sung thêm men vi sinh dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để cung cấp hàm lượng dồi dào vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa của bé, ổn định hệ vi sinh đường ruột, bảo vệ hệ tiêu hóa của con khỏi các tác nhân từ bên ngoài. Dùng men vi sinh cũng giúp trẻ cải thiện tình trạng đi phân nhầy do nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột. Đặc biệt với những trẻ tiêu hóa kém, kém hấp thu dinh dưỡng, bố mẹ nên duy trì cho con dùng đúng cách để tăng cường sức đề kháng tự nhiên của trẻ.

Cách phân biệt phân nhầy ở trẻ sơ sinh

Men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng chuyên biệt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ của Anh Quốc

Hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài phân nhầy khá thường gặp do hệ tiêu hóa của con còn non yếu. Mong rằng bài viết trên đã giúp bố mẹ biết được cách phân biệt phân nhầy ở trẻ và làm sao để giúp con mau khỏi. Nếu bé vẫn bị đi ngoài phân nhầy kéo dài, tốt nhất bố mẹ nên cho con đi gặp bác sĩ để được tư vấn về hướng điều trị phù hợp.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ