Khi mới chào đời, bộ máy tiêu hóa ở trẻ chưa thực sự hoàn thiện, trẻ dễ mắc các vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Hãy cùng theo dõi hết bài viết dưới đây để biết các cách ngăn ngừa táo bón ở trẻ bú mẹ nhé.
Trẻ bú mẹ bị táo bón sẽ thường quấy khóc, biếng ăn
Trẻ bú mẹ bị táo bón khi có số lần đi ngoài trong ngày ít hơn bình thường. Nếu các mẹ chú ý đến số lần đi ngoài của con thì dễ dàng phát hiện tình trạng táo bón ở trẻ. Thông thường trẻ sơ sinh sẽ đi đại tiện từ 2-3 lần/ ngày, trẻ từ 6-12 tháng là 3-4 lần/ tuần.
Hơn nữa nếu trẻ bị táo bón sẽ có các biểu hiện như: Mặt đỏ, vã mồ hôi khi rặn. Khi bé xì hơi có mùi khó ngửi, phân ra sẽ keo, rắn lại như phân dê. Ngoài ra, trẻ bị táo bón sẽ hay: Khóc quấy, biếng ăn, chán ăn. Trẻ cũng có thể bị đau bụng, bụng chứng lên, sờ thấy cứng lại.
Trước những dấu hiệu táo bón trên, các mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời, tránh để tình trạng kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trẻ nhỏ.
Để có thể ngăn ngừa táo bón ở trẻ bú mẹ hiệu quả thì chúng ta cũng cần phải biết nguyên nhân trẻ bú mẹ bị táo bón do đâu?
Do chế độ ăn uống của mẹ
Trong thời kỳ cho con bú, mẹ tuyệt đối không được ăn đồ cay nóng, đồ khó tiêu
Vì trẻ còn nhỏ tuổi, ăn chủ yếu bằng sữa mẹ nên chế độ ăn uống của mẹ ảnh hưởng lớn đến dinh dưỡng cũng như sự phát triển toàn diện của con. Việc mẹ ăn uống không khoa học, thường xuyên ăn đồ cay, nóng, đồ khó tiêu gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, nếu mẹ ăn ít chất xơ, ăn nhiều đồ đạm, đồ dầu mỡ thiếu dinh dưỡng, thường xuyên uống đồ lạnh khiến trẻ dễ bị táo bón. Vì vậy, các mẹ cần phải hết sức lưu ý trong việc xây dựng thực đơn hằng ngày.
Do trẻ bú cả sữa công thức lẫn sữa mẹ
Việc kết hợp cho con bú mẹ cùng với uống sữa công thức đôi khi dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ
Táo bón ở trẻ bú mẹ cũng có thể do việc mẹ cho bé sử dụng kết hợp sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp phức tạp, nhiều chất khiến dạ dày chưa hoàn thiện của trẻ khó tiêu. Dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, táo bón. Theo các chuyên gia nhận định, thành phần protein trong sữa công thức đôi khi không phù hợp với hệ tiêu hoá của trẻ.
Ngoài ra, nếu mẹ pha sữa công thức không đúng tỷ lệ thì khả năng trẻ bị táo bón là rất cao. Nếu các mẹ lạm dụng sữa công thức, khi bị táo bón, phân của trẻ thường có màu xanh và khá cứng.
Do bệnh lý khác của trẻ
Ngoài những nguyên nhân khách quan bên ngoài thì việc trẻ bị táo bón cũng do chính cơ thể trẻ. Sự tổn thương của đường tiêu hóa ngay khi sinh ra hay các bệnh bẩm sinh như: Phình đại tràng ( bệnh Hipschrung), bệnh suy giáp trạng… cũng khiến trẻ bị táo bón.
Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học
Đối với trẻ bú mẹ
Massage bụng là cách ngăn ngừa táo bón ở trẻ bú mẹ hiệu quả
Đối với mẹ
Mẹ cần bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả vào thực đơn mỗi ngày
Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho trẻ
Bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hoá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sử dụng men lợi khuẩn probiotic cũng là cách tăng cường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở trẻ bú mẹ rất hiệu quả. Việc tăng cường dồi dào hàm lượng lợi khuẩn sẽ giúp nhanh chóng cân bằng hệ vi sinh, hạn chế ảnh hưởng của các vi khuẩn có hại cho đường ruột, tạo hàng rào miễn dịch cho cơ thể trẻ tránh vi rút gây hại.
Hơn nữa, bổ sung probiotic cho trẻ sơ sinh sẽ giúp kích thích quá trình sản xuất axit béo, tăng cường hệ tiêu hóa và giúp cải thiện nhanh các vấn đề về đường ruột của trẻ, trong đó có cả táo bón và tiêu chảy. Nhờ vậy, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ được ổn định phát triển. Ngoài ra, bổ sung probiotic còn giúp chuyển hóa dinh dưỡng, tổng hợp protein, vitamin cho cơ thể trẻ và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng tối ưu.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các mẹ hiểu được nguyên nhân cũng như cách ngăn ngừa táo bón ở trẻ bú mẹ. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe để nuôi con khỏe mạnh.