Cách khắc phục nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Trẻ bị nôn trớ không chỉ gây cảm giác khó chịu cho bé mà còn khiến sức khỏe của bé bị ảnh hưởng như chậm lớn, suy dinh dưỡng. Cách khắc phục nôn trớ ở trẻ sơ sinh mẹ không nên bỏ qua

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Có 2 nguyên nhân cơ bản khiến trẻ sơ sinh bị nôn trớ, bao gồm:

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ sinh lý:

  • Trẻ sơ sinh có dạ dày nằm ngang, hệ tiêu hóa cũng chưa được hoàn thiện, cơ thắt tam vị cũng hoạt động chưa hiệu quả khiến bé dễ bị nôn trớ. Tình trạng nôn trớ sinh lý sẽ kết thúc khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi.
  • Trẻ cũng có thể bị nôn trớ do rối loạn tiêu hóa, khóc, ho kéo dài.
  • Trẻ cũng có thể bị nôn trớ do bị chăm sóc không đúng cách, cho bú sai cách nuốt phải nhiều không khí, trẻ bị ép ăn,… đều là những nguyên nhân có thể khiến trẻ bị nôn trớ.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ do bệnh lý: Trẻ bị xoắn ruột, tắc ruột, teo ruột, viêm đường tiêu hóa, hẹp phì đại môn vị, viêm đường hô hấp là những bệnh lý khiến trẻ bị nôn trớ. Thậm chí còn có thể gây ra tình trạng đau bụng quằn quại, nôn ra máu, co giật. Khi này trẻ cần được đưa đi cấp cứu tại các trung tâm y tế ngay.

Tình trạng nôn trớ sinh lý sẽ kết thúc khi trẻ được 12 – 18 tháng tuổi

Cách khắc phục nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị nôn trớ sẽ khiến cơ thể bị mất nước, điều đầu tiên mẹ cần làm là giúp trẻ bù nước và chất điện giải. Ngoài ra mẹ cũng cần thực hiện những điều sau đây:

  • Cho trẻ ngồi dậy, tránh để khí quản bị chất nôn tràn vào. Sau đó mẹ cần làm sạch cho trẻ theo thứ tự miệng – họng – mũi bằng cách dùng khăn gạc sạch quấn vào đầu ngón tay. sau khi làm sạch nhớ trấn an trẻ bằng cách vỗ về lên lưng bé.
  • Cho trẻ uống Oresol hoặc nước đun sôi để nguội theo từng ngụm nhỏ để tránh cho trẻ bị sặc, lặp lại việc cho trẻ uống nước sau 30 – 60 phút.
  • Nếu trẻ vẫn còn bị nôn trớ mẹ có thể tiếp tục cho trẻ uống luân phiên 50ml nước Oresol và 50ml nước đun sôi để nguội cách nhau khoảng 30 phút và tăng dần lên 80 – 100ml sau 3 – 4 giờ. Sau 12 – 24 giờ trẻ không còn bị nôn trớ thì có thể tiếp tục cho trẻ ăn uống như bình thường.
  • Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn non nớt nên rất dễ gặp phải các vấn đề như chướng bụng, nôn trớ,… Để duy trì đường ruột bé khỏe mạnh, mẹ có thể cho con dùng thêm các sản phẩm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé.

Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé

  • Cố gắng dỗ trẻ ngủ đủ giấc
  • Không tự ý cho trẻ dùng thuốc chống nôn trớ

Cách hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Mẹ có thể áp dụng các cách dưới đây giúp hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ:

Cho trẻ bú đúng cách

Cho bé bú bên trái trước, bên phải sau để khi trong dạ dày bé có sữa có thể nằm nghiêng sang trái để sữa được lưu giữ trong dạ dày dễ dàng, không bị trào ngược ra ngoài. Cho bé bú vừa đủ no, không nên cho trẻ bú quá nhiều để tránh nôn trớ.

Trong quá tình cho trẻ bú hoặc ăn không nên chọc cười, dễ khiến trẻ bị sặc.

Sau khi trẻ bú hoặc ăn xong cần được bế cao đầu trong khoảng 15 – 20 phút, vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Tiếp đó có thể đặt nằm nghiêng trái, đầu gối cao và vỗ nhẹ vài cái để trẻ ợ hơi, đảy khí thừa ra ngoài, hạn chế nôn trớ rất hiệu quả.

Sau khi trẻ bú hoặc ăn xong cần được bế cao đầu trong khoảng 15 – 20 phút, vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi

Nới lỏng hoặc cho trẻ mặc quần áo rộng rãi

Mặc quần áo chật khiến thành bụng, dạ dày bị đè ép dẫn đến nôn trớ. Mẹ nên cho bé mặc quần áo rộng rãi hoặc nới lỏng quần áo khi cho trẻ ăn.

Trên đây là những cách khắc phục nôn trớ ở trẻ sơ sinh đơn giản, có thể thực hiện tại nhà và mang lại hiệu quả cao. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết mẹ có thể áp dụng để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ