Cách chăm trẻ sơ sinh bị nôn trớ đúng cách

Chăm trẻ sơ sinh bị nôn trớ như thế nào cho đúng? Đây là vấn đề nhiều bố mẹ thắc mắc, không biết xử lý ra sao khi con gặp tình trạng này. Trong bài viết sau sẽ hướng dẫn cách chăm trẻ khi con bị nôn trớ sau ăn, bố mẹ hay đọc kĩ và áp dụng với bé nhà mình.

Cách chăm trẻ sơ sinh bị nôn trớ đúng cách

 chăm trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Bố mẹ cần phản ứng nhanh khi thấy con bị nôn trớ để tránh gây nguy hiểm cho con

Khi bị nôn trớ, cơ thể của bé sẽ rất nhanh bị mất nước và cần được bổ sung đủ lại lượng nước và điện giải đã mất khi nôn. Dưới đây là một số việc mẹ nên làm khi thấy con có hiện tượng nôn trớ:

  • Ngay khi bé nôn, mẹ không bế xốc con dậy để tránh dịch nôn tràn vào khí quản gây sặc sữa. Thay vào đó, bé cần được đặt nằm nghiêng để dịch nôn trào ra bên ngoài khóe miệng, sau đó mới từ từ được nâng dậy.
  • Đợi cho đến khi con đã nôn hết, mẹ vệ sinh làm sạch cho con từ miệng, họng và phần mũi. Có thể sử dụng khăn gạc quấn vào ngón tay hoặc hút hết chất nôn trớ của con ra ngoài
  • Với những bé bị nôn gây tắc đường thở, bố mẹ cần ngay lập tức sơ cứu cho con để thông lại đường thở cho bé, đảm bảo bé hô hấp được bình thường
  • Sau khi đã vệ sinh hết, mẹ không nên ép con ăn tiếp mà cần ôm bé, vỗ lưng trấn an con để không làm con sợ hãi
  • Nếu bé nôn trớ nhiều lần, mẹ cần bù nước và điện giải bằng dung dịch Oresol theo hướng dẫn, cho bé uống từng chút một để con có thể hấp thu hết. Với những bé bị trớ khi bú mẹ thì bổ sung dinh dưỡng cho con qua dòng sữa cũng là điều quan trọng, chia nhỏ cữ bú để con không sợ khi bị ép ăn nhiều
  • Sau 12 -24 giờ sau nôn, mẹ có thể cho con ăn thêm những món dễ tiêu hóa ở dạng lỏng đối với bé đã ăn dặm. Bổ sung men lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh vào chế độ ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch đường ruột của trẻ. Đặc biệt, lợi khuẩn thế hệ mới L.Rhamnosus đã có mặt trong hơn 800 nghiên cứu khoa học, cho thấy tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, làm thuyên giảm các biểu hiện bệnh lý sơ sinh như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ.. trong thời gian ngắn

chăm trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Bổ sung lợi khuẩn để ổn định hệ tiêu hóa của bé, giúp con giảm biểu hiện nôn trớ khi ăn

Cách xử trí trường hợp trẻ bị sặc chất nôn trớ/ dị vật chặn đường thở

Một số trường hợp trẻ sơ sinh nôn trớ và bị sặc chất nôn hoặc hóc dị vật chặn đường thở thì bố mẹ cần thực hiện thông đường thở ngay lập tức cho con, chú ý 3 điều sau:

  • Tuyệt đối không được dùng tay cố móc chất nôn trong họng bé
  • Biện pháp tống dị vật cần được thực hiện ngay là phương pháp Heimlich
  • Sau khi con được thông đường thở, quan sát nếu trẻ vẫn còn mệt thì cần đưa bé đến viện kiểm tra

chăm trẻ sơ sinh bị nôn trớ

Phương pháp Heimlich vỗ lưng (bên trái) và ấn ngực (bên phải)

Phương pháp Heimlich vỗ lưng

  • Bước 1: Đỡ trẻ nằm sấp trên cánh tay của người sơ cứu
  • Bước 2: Phần bàn tay đỡ đầu bé, để vị trí của cổ xuống thấp hơn thân mình
  • Bước 3: Dùng bàn tay kia lại và vỗ 5 cái vào lưng bé ở khoảng giữa 2 bả vai

Phương pháp Heimlich ấn ngực

  • Bước 1: Đỡ trẻ nằm ngửa trên cánh tay của người sơ cứu
  • Bước 2: Phần bàn tay đỡ đầu bé với phần cổ thấp hơn thân mình
  • Bước 3: Tiến hành hút sạch sữa trào ra ở mũi và họng bé (nếu có)
  • Bước 4: Sử dụng 2 ngón của bàn tay kia ấn mạnh vùng giữa dưới xương ức 5 lần
  • Bước 5: Kiểm tra lại tình hình của trẻ, có thể sử dụng kết hợp cả 2 biện pháp sơ cứu

Trên đây là hướng dẫn và những lưu ý khi chăm trẻ sơ sinh bị nôn trớ bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng với con khi gặp tình trạng này. Chú ý đến sức khỏe của bé sau khi bị nôn, nếu con vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường thì sức khỏe của bé không đáng lo. Trong trường hợp sau khi nôn con có những biểu hiện bất thường, sốt, mệt mỏi, lả đi.. thì trẻ cần được đưa ngay đến viện để bác sĩ kiểm tra và có phương pháp xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm cho con.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ