Cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn

Trẻ còi xương chậm lớn là nỗi lo vô cùng lớn của nhiều bậc cha mẹ. Vì các chuyên gia đã khuyến cáo nguy hại khôn lường từ vấn đề này đối với quá trình phát triển của con. Dưới đây là cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn.

Cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn

Cho trẻ tắm nắng đúng cách

Cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn

Cho trẻ tắm nắng đúng cách

Cho trẻ tắm nắng mỗi ngày và đúng cách cũng là một trong những phương pháp hỗ trợ cải thiện bệnh còi xương chậm lớn ở trẻ khá tốt. Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cơ thể trẻ sẽ tự tổng hợp ra vitamin D để phục vụ cho nhu cầu của cơ thể. Từ đó, quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi bên trong cơ thể trẻ sẽ diễn ra tốt hơn. Khi cho trẻ tắm nắng mẹ cần lưu ý:

  • Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho trẻ là từ 6 – 7 giờ hoặc 16 – 17 giờ, thời gian tắm nắng chỉ nên kéo dài từ 15 – 20 phút/ngày. 
  • Mẹ nên cho các bộ phận của trẻ như lưng, tay, chân, ngực,… lần lượt tiếp xúc với ánh nắng để quá trình tổng hợp vitamin D có thể diễn ra một cách tốt nhất. Tránh để nắng gắt chiếu thẳng vào mặt hoặc đầu của trẻ.

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ

Cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn

Điều chỉnh lại chế độ ăn uống hằng ngày của trẻ

Mẹ nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cách lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ. Lúc này, mẹ cần tăng cường cho trẻ sử dụng các nhóm thực phẩm tốt cho trẻ còi xương chậm lớn sau đây:

  • Thực phẩm giàu canxi (sữa và chế phẩm từ sữa, ngũ cốc, đậu phụ,…): Đây là thành phần khoáng chất chính cấu tạo nên xương. Vì thế, chế độ ăn uống của trẻ bị còi xương không thể thiếu canxi.
  • Thực phẩm giàu vitamin D (cá béo, hải sản, đậu nành, nấm, ngũ cốc,…): Vitamin D là chất trung gian giúp cơ thể có thể hấp thụ canxi tốt hơn. 
  • Thực phẩm giàu photpho (trứng, sữa, khoai tây): Photpho cũng là thành phần khoáng chất cần thiết để cấu tạo nên xương. 
  • Thực phẩm giàu đạm (thịt đỏ, thịt gia cầm, đậu,…): Đạm có tác dụng phát triển hệ cơ bắp và cung cấp năng lượng để duy trì các hoạt động sống hàng ngày. Để trẻ luôn khỏe mạnh thì đạm là thành phần dưỡng chất không thể thiếu trong chế độ ăn của trẻ.
  • Thực phẩm giàu kẽm (đậu, ngũ cốc, hàu, sò,…): Khi trẻ bị còi xương chậm lớn, mẹ cũng cần chú ý đến việc bổ sung kẽm cho trẻ. 
  • Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo là môi trường hòa tan vitamin D và giúp thành phần khoáng chất này có thể hoạt động một cách tốt nhất. Vì vậy, chế độ ăn uống của trẻ không thể thiếu chất béo. 

Khuyến khích trẻ vận động thể chất mỗi ngày

Vận động sẽ giúp quá trình hấp thụ khoáng chất bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Đồng thời, cải thiện độ chắc khỏe của xương và nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi con đã lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện thêm một số bài tập tăng chiều cao tại nhà. Theo thời gian, tình trạng còi xương chậm lớn ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.

Cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn

Cho trẻ ngủ đúng giờ và đủ giấc

Giấc ngủ cũng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ sâu và đủ giấc, cơ thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi và tiết ra một số loại hormone cần thiết để củng cố lại độ chắc khỏe của xương khớp.

Tốt nhất, mẹ nên cho trẻ ngủ trước 21 giờ và đảm bảo con đã bước vào giấc ngủ sâu vào khoảng 22 giờ. Đồng thời, trẻ phải ngủ đủ 8 – 9 tiếng/ngày.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn

Cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn

Lưu ý khi chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn

Khi chăm sóc trẻ bị còi xương chậm lớn, rất nhiều bậc phụ huynh đã mắc sai lầm khiến cho việc điều trị không có chuyển biến tốt. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bố mẹ cần nắm rõ:

Các sai lầm mẹ cần tránh:

  • Ninh xương hoặc chân gà nấu cháo cho trẻ là sai lầm mà rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Chuyên gia cho biết, hàm lượng canxi cũng như giá trị dinh dưỡng trong xương không quá nhiều, khi nấu cháo cho bé sử dụng mỗi ngày sẽ không mang lại hiệu quả hỗ trợ trị bệnh.
  • Không tùy tiện bổ sung sữa đặc có đường cho trẻ. Loại sữa này có năng lượng cao nhưng dinh dưỡng ít, khi cho trẻ sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến béo phì. Thay vào đó, mẹ nên cho trẻ sử dụng các loại sữa có hàm lượng canxi và vitamin D cao.

Những điều mẹ nên làm cho trẻ:

  • Không gian sinh hoạt của trẻ phải thoáng khí và có nhiều ánh nắng mặt trời để bé có thể tự tổng hợp vitamin D cần thiết.
  • Trong 6 tháng đầu mẹ nên cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vì sữa mẹ rất dễ tiêu hóa, khi trẻ bú sẽ hấp thụ được toàn bộ dưỡng chất có trong sữa. 
  • Khi trẻ đã đến tuổi cai sữa, mẹ cần lựa chọn các loại sữa công thức phù hợp để bổ sung cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ còi xương chậm lớn đúng chuẩn

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Ngoài ra, phụ huynh cần kết hợp dùng men vi sinh bổ sung lợi khuẩn để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng sức đề kháng cho trẻ. Đặc biệt là ở các bé tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột khiến con kém hấp thu dinh dưỡng và chậm lớn. Việc chăm sóc tiêu hóa khỏe với men vi sinh tạo tiền đề giúp bé ăn ngon miệng và hấp thụ dưỡng chất dễ dàng hơn.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ