Biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý mẹ cần lưu ý!

Trẻ biếng ăn có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tốc độ phát triển do không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Trẻ có thể biếng ăn sinh lý hoặc do tâm lý, mắc bệnh lý, cha mẹ cần phân biệt rõ ràng để xử trí phù hợp, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và phát triển đầy đủ, tốt nhất. Biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý mẹ cần lưu ý!

Nhận biết sớm các biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý 

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột nhiên ăn ít hơn bình thường. Thời gian biếng ăn sinh lý thường diễn ra trong 1, 2 ngày hoặc 1, 2 tuần tùy từng giai đoạn phát triển của bé. Tình trạng biếng ăn sinh lý có thể lặp lại nhiều lần cũng với quá trình phát triển và các giai đoạn biến đổi thể chất tự nhiên như tập ăn dặm, bắt đầu mọc răng, tập nói, tập đi,…

Biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý mẹ cần lưu ý!

Trẻ biếng ăn sinh lý thường có hiện tượng đột ngột chán ăn, bỏ ăn

Những biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý cha mẹ cần lưu ý:

  • Trẻ biếng ăn đột ngột: Trẻ sơ sinh bỗng nhiên không chủ động đòi bú, bú ít hơn bình thường hoặc không chịu bú. Hoặc trẻ đã ăn dặm cũng chỉ ăn rất ít hoặc bỏ ăn, chỉ ăn một số món nhất định.
  • Trẻ lười nuốt, ngậm thức ăn: Trẻ ngậm thức ăn rất lâu trong miệng, có thái độ không hợp tác trong bữa ăn – khóc quấy, phun thức ăn ra ngoài khiến bữa ăn bị kéo dài, cả mẹ và bé cùng mỏi mệt.
  • Trẻ nghịch ngợm, không tập trung trong bữa ăn: Những trẻ bắt đầu tập bò, tập đi thường hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh. Trong bữa ăn trẻ cũng không chịu ngồi yên, thường nghịch ngợm quên ăn, thậm chí còn bỏ qua, không chịu tiếp nhận thức ăn mẹ bón.

Biếng ăn sinh lý thường không kéo dài và không để lại hậu quả nghiêm trọng. Sau khi thích nghi được sự chuyển đổi bên trong cơ thể trẻ sẽ ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên,nếu thời gian biếng ăn, bỏ ăn kéo dài hơn một tháng khiến trẻ kém hấp thu dinh dưỡng, cơ thể không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất trong một thời gian dài sẽ khiến tốc độ phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ bị chậm lại. Vì thế cha mẹ cần theo dõi sát sao quá trình biếng ăn của trẻ để có sự can thiệp phù hợp, kịp thời.

Các giai đoạn biếng ăn sinh lý ở trẻ mẹ cần lưu ý!

Biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý mẹ cần lưu ý!

Biếng ăn sinh lý xuất hiện khi bắt đầu mỗi giai đoạn phát triển khác nhau của trẻ

Biếng ăn sinh lý được chia thành các giai đoạn:

  • Trẻ 3 – 4 tháng tuổi: Giai đoạn trẻ bắt đầu tập lẫy và quan sát, tìm hiểu xung quanh
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu ăn dặm phải làm quen với nhiều loại thực phẩm mới
  • Trẻ 9 – 10 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu tập bò, đứng lên, đi lại, mọc răng khiến việc ăn uống trở nên khó khăn và thế giới xung quanh có nhiều điều mới mẻ hấp dẫn trẻ hơn việc ngồi một chỗ để ăn. Quá trình mọc răng cũng khiến lợi của bé sưng lên, đau nhức, sốt và/hoặc tiêu chảy gây mệt mỏi, suy nhược, chán ăn.
  • Giai đoạn 2 – 3 tuổi: Trẻ bắt đầu đi nhà trẻ, làm quen với môi trường, các bạn mới và chế độ dinh dưỡng mới tác động đến tâm lý trẻ mạnh mẽ, thường khiến trẻ biếng ăn.

Cha mẹ nên làm gì khi bé biếng ăn sinh lý?

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng bình thường, xảy ra ở hầu hết trẻ nhỏ do tác động của những thay đổi tâm – sinh lý trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để giai đoạn biếng ăn sinh lý của trẻ trôi qua dễ dàng hơn, cha mẹ có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ cải thiện biếng ăn cho bé đơn giản dưới đây:

  • Cho trẻ ăn nhiều bữa: Bữa ăn hàng ngày của bé có thể giảm lượng thức ăn và tăng thêm số bữa trong ngày để giúp trẻ đảm bảo dinh dưỡng lại không bị áp lực trong mỗi bữa ăn.
  • Cho trẻ uống thêm sữa và tăng số bữa phụ: Nếu trẻ ăn ít trong các bữa chính mẹ có thể cho uống thêm sữa hoặc cho ăn thêm bữa phụ bằng trái cây, sữa chua, bánh flan, bánh quy,…
  • Chế biến món ăn mềm, dễ tiêu hóa: Mẹ có thể cho bé ăn cháo, súp, canh, cơm nhão ăn với cá, trứng,… và các món ưa thích khác của trẻ.
  • Trình bày món ăn đẹp, bắt mắt: Các món ăn được trình bàu đẹp, bắt mắt giúp kích thích vị giác của trẻ rất hiệu quả, giúp trẻ ăn ngon miệng và có hứng thú với bữa ăn hơn.
  • Không quát mắng, dọa nạt, gia tăng áp lực bữa ăn: Nếu trẻ không hợp tác, không chịu ăn nhưng bị cố gắng ép ăn bằng cách quát mắng, dọa nạt khiến không khí bữa ăn trở nên căng thẳng thì tình trạng trẻ biếng ăn sinh lý có nguy cơ trở thành biếng ăn tâm lý và trở nên tồi tệ, kéo dài hơn bình thường rất nhiều.
  • Giúp trẻ tập trung vào bữa ăn: Trong bữa ăn không cho trẻ xem TV, điện thoại, chơi trò chơi,… Hãy giúp trẻ tập trung vào bữa ăn trong khoảng 30 – 40 phút.

Biểu hiện của trẻ biếng ăn sinh lý mẹ cần lưu ý!

Kết hợp dùng thêm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé biếng ăn

  • Cho trẻ biếng ăn tiêu hóa kém uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ tăng cường tiêu hóa: Ba mẹ có thể cho bé uống men vi sinh theo lộ trình 12 ngày đến 3 tháng để giúp cân bằng hệ vi sinh, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và miễn dịch, giúp trẻ ăn ngon miệng lại ngăn ngừa nhiều vấn đề tiêu hóa thường gặp ở trẻ do loạn khuẩn đường ruột.

Khi trẻ biếng ăn sinh lý cha mẹ cần chú trọng bổ sung vitamin và khoáng chất có khả năng tăng cường tiêu hóa như: vitamin B1, B6, kẽm, selen, gừng, chiết xuất từ quả cheery,… để kích thích tiêu hóa, tăng sức đề kháng, giúp trẻ ăn ngon miệng và giảm nguy cơ ốm vặt hiệu quả.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ