Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em là nguyên do khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi, kéo dài có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của bé. Tìm hiểu rõ về bệnh giúp bố mẹ cải thiện sức khỏe của con tốt hơn.

Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm không?

Táo bón kéo dài có thể khiến trẻ mắc các biến chứng nguy hiểm

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh khó đi ngoài ở trẻ em (hay táo bón), là biểu hiện của chứng rối loạn chức năng tiêu hóa. Thông thường bệnh lý này thường diễn ra trong một vài ngày và có thể tự khỏi mà không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên khi táo bón trở nặng, kéo dài, bố mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh và các biện pháp điều trị phù hợp bởi táo bón có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm với sức khỏe của con.

Tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ dễ khiến cho phân tồn tại lâu bên trong đại tràng, khô cứng, rắn hơn và càng khiến cho trẻ khó đi nặng hơn. Con sẽ phải dùng hết sức để “rặn” phân, gây nên tình trạng nứt kẽ hậu môn, chảy máu khiến con đau đớn khó chịu và là nguy cơ gây ra trĩ nội, trĩ ngoại. Trẻ bị táo bón lâu ngày cũng dễ khiến cho con suy nhược, không có tinh thần để vui chơi, học tập, chậm phát triển.

Khi con khó đi ngoài bố mẹ cần làm gì để cải thiện?

Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em cần được chữa trị kịp thời, bố mẹ hãy áp dụng những biện pháp dưới đây và giúp trẻ cải thiện tình trạng này.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đủ chất

Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm không?

Cho trẻ ăn nhiều rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày

Một chế độ ăn uống khoa học và giàu chất xơ sẽ giúp trẻ nhanh giảm các triệu chứng táo bón trong thời gian ngắn.

  • Đối với trẻ bú mẹ: Mẹ cần tăng cữ bú cho con bởi sữa mẹ cung cấp rất nhiều chất béo, protein, chất xơ và nước, đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể trẻ cũng như làm mềm phân, giúp con đi ngoài dễ dàng hơn.
  • Đối với trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm: Mẹ có thể nấu cháo, bột kèm theo thành phần rau củ, bổ sung chất xơ cho con nhiều hơn bên cạnh việc cho con bú mẹ. Chế biến những món ăn dinh dưỡng dạng lỏng, mềm như canh dinh dưỡng, súp, cháo với hương vị kích thích vị giác, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
  • Đối với những trẻ lớn: Tập cho con thói quen ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi thay vì chỉ tập trung ăn nhiều chất đạm. Bố mẹ cũng cần nhắc con uống đầy đủ nước mỗi ngày.

Nhắc nhở con vận động nhiều hơn, massage cho trẻ

Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm không?

Để con được vận động ngoài trời nhiều hơn với môn thể thao ưa thích

Đối với trẻ sơ sinh, bố mẹ nên massage bụng cho con theo chiều kim đồng hồ để tăng nhu động ruột, giúp trẻ nhuận tràng, giúp phân dễ dàng di chuyển ra bên ngoài. Đối với những trẻ lớn, việc nhắc nhở khuyến khích con vận động ngoài trời nhiều hơn như chạy nhảy, tập thể dục thể thao với bạn bè cũng là biện pháp cải thiện tình trạng khó đi ngoài hiệu quả, lại mang tới nhiều tác dụng tuyệt vời với sức khỏe.

Tăng cường men vi sinh cho trẻ đều đặn

Bệnh khó đi ngoài ở trẻ em có nguy hiểm không?

Duy trì cho trẻ dùng men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng

Bổ sung men vi sinh cho trẻ bị táo bón là phương pháp rất nhiều phụ huynh lựa chọn cho trẻ dùng hàng ngày. Men vi sinh có tác dụng tăng cường hàm lượng lớn vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp cân bằng, ổn định hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhanh chóng như táo bón, tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu..

Không những thế, duy trì cho con uống men vi sinh liên tục trong ít nhất 3 tháng giúp bảo vệ thành ruột của trẻ, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, tạo điều kiện cho con phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ.

Bố mẹ đừng quá lo lắng khi phát hiện bệnh khó đi ngoài ở trẻ em. Nếu ngay từ khi phát hiện bố mẹ kiên trì áp dụng những biện pháp như trên sẽ giúp con cải thiện các dấu hiệu của bệnh rất nhanh mà không gây ảnh hưởng tới sức khỏe chung của bé.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ