Bé uống sữa xong bị nôn có sao không?

Thông thường, những trường hợp bé uống sữa xong bị nôn là do hiện tượng sinh lý hoặc bởi mẹ chưa cho con bú đúng cách khiến bé nôn trớ ngay sau ăn. Cũng có nhiều trường hợp trẻ nôn do vấn đề bệnh lý ảnh hưởng. Bài viết này sẽ giúp mẹ phân biệt các dấu hiệu nôn trớ của trẻ sơ sinh để có phương án xử lý kịp thời.

Thế nào là dấu hiệu trẻ nôn trớ bình thường?

Trong giai đoạn đầu đời của bé, tình trạng trẻ sơ sinh nôn trớ rất phổ biến và hay xảy ra với những trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi. Nôn trớ và ọc sữa là hai biểu hiện khác nhau mà mẹ cần phân biệt:

  • Nôn trớ là hành động khi trẻ nôn ra tất cả sữa/thức ăn ra bên ngoài
  • Ọc sữa là bé chỉ trào một lượng sữa/thức ăn nhỏ ra khóe miệng và thường kèm theo ợ nóng

Sau khi ăn xong, rất nhiều bé gặp hiện tượng ọc ra một chút sữa, đây là biểu hiện sinh lý bình thường mẹ không cần lo lắng. Con sẽ chơi đùa, khỏe mạnh và tăng cân bình thường không cần tác động gì. Tuy nhiên, nếu số lần ọc sữa không giảm, bé uống sữa xong bị nôn trớ kèm theo các biểu hiện bất thường thì bé cần được tư vấn từ bác sĩ.

Bé uống sữa xong bị nôn

Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi hay bị nôn trớ sinh lý

Biểu hiện bất thường đi kèm khi trẻ bị nôn trớ

Bên cạnh biểu hiện nôn trớ sinh lý là hiện tượng bẩm sinh của con hay nôn trớ do cách mẹ cho bé ăn chưa đúng, nếu bé xuất hiện những biểu hiện bất thường thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan. Mẹ cần cho con đi khám ngay nếu quan sát thấy:

  • Bé uống sữa xong bị nôn và có biểu hiện mất nước (miệng khô, mắt khô, đi tiểu ít hơn bình thường..)
  • Bé ăn bị nôn trớ liên tục trong thời gian dài, thời gian kéo dài hơn 24 giờ
  • Sốt trên 38 độ kèm nôn trớ, chân tay lạnh
  • Bé có hiện tượng hô hấp khó khăn, tim đập nhanh
  • Trong bãi nôn có kèm mật xanh mật vàng hoặc máu
  • Nôn trớ liên tục kèm với tiêu chảy có thể bởi các bệnh lý như nhiễm trùng, hẹp môn vị…

Bé uống sữa xong bị nôn

Quan sát các biểu hiện đi kèm nôn trớ và xử lý kịp thời 

Biện pháp phục hồi sức khỏe cho bé uống sữa xong bị nôn

Nếu trẻ không có biểu hiện sốt, tình trạng không đáng lo mà chỉ bị nôn trớ sinh lý, dưới đây là những biện pháp phục hồi sức khỏe cho con mẹ nên áp dụng:

  • Bù nước sau khi con bị nôn trớ nhiều: Sau khi nôn, trẻ rất dễ bị mất nước và điện giải. Bổ sung nước cho bé là điều mẹ nên làm ngay lúc này. Tùy vào tình hình của con mà mẹ cho bé uống dung dịch bù nước Oresol theo hướng dẫn. Với những bé bú mẹ hoặc dùng sữa công thức, mẹ hãy chia nhỏ các cữ và cho con bú nhiều hơn
  • Tạo môi trường cho con nghỉ ngơi tốt: Khi bé ngủ, dạ dày và ruột của con sẽ ít bị kích thích. Tạo môi trường thoải mái với ánh sáng và nhiệt độ thích hợp giúp con ngủ sâu giấc để phục hồi sức khỏe nhanh hơn
  • Giúp trẻ quay lại thói quen ăn uống hàng ngày: Với những trẻ đã có thể ăn dặm, mẹ hãy bắt đầu cho con ăn lại những món dễ tiêu hóa và ở dạng lỏng. Chuối và sữa chua được khuyến khích ăn nhiều vì rất tốt cho hệ tiêu hóa của con
  • Thêm men vi sinh vào thực đơn của trẻ: Bổ sung probiotic cho bé với hàng tỷ lợi khuẩn giúp nhanh chóng ổn định lại hệ vi sinh đường ruột và cải thiện nhanh tình trạng nôn trớ của bé, đồng thời tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ và hạn chế nôn trớ hiệu quả

  • Không cho con uống thuốc chống nôn: Tất cả các loại thuốc chống nôn không nên được tự ý sử dụng cho trẻ sơ sinh mà cần phải có chỉ định từ bác sĩ

Các biện pháp phòng tránh khi bé uống sữa hay bị nôn

Khi mẹ đã xác định được nguyên nhân nôn của trẻ sau bú do đâu thì việc nên làm chính là tìm các biện pháp đề phòng tránh cho con lặp lại hiện tượng nôn trớ.

  • Không cho con ăn quá nhiều một lúc. Dạ dày của trẻ có dung tích rất nhỏ, vì vậy, nếu mẹ ép con ăn quá nhiều trong một cữ sẽ khiến bé nôn ngay sau khi ăn.
  • Mẹ cho con bú đúng tư thế, nâng đầu bé lên trên vị trí của dạ dày và tránh cho con bú nằm. Đối với trẻ ti bình, núm vú luôn cần ngập trong sữa và tư thế cầm bình không được nằm ngang để tránh cho con không bị mút nhiều hơi vào trong.
  • Sau khi bé bú, mẹ cần bế con ở tư thế thẳng đứng từ 15-20 phút, không trêu đùa chọc cười con để tránh ọc sữa. Ở đây, việc vỗ ợ hơi rất quan trọng để giúp thoát hết không khí từ dạ dày con ra ngoài.
  • Đối với trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể áp dụng phương pháp cho trẻ uống nước gừng ấm để giảm triệu chứng buồn nôn.

Bé uống sữa xong bị nôn

Vỗ ợ hơi giúp giảm tình trạng nôn trớ của bé

Với những trường hợp bé uống sữa xong bị nôn kéo dài và đi kèm các triệu chứng bệnh lý có thể quan sát thấy, mẹ cần đưa con đi khám ngay để điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ