Bé táo bón ị ra máu: Nguyên nhân và cách cải thiện

Trường hợp khó đi ngoài lâu ngày gây ra tình trạng bé táo bón ị ra máu không còn là chuyện hiếm gặp, nhưng nhiều bậc phụ huynh vẫn bối rối không biết xử trí ra sao. Bố mẹ hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân của biểu hiện đi ngoài ra máu của con và tham khảo các cách cải thiện ngay sau đây.

Nguyên nhân gây tình trạng bé táo bón ị ra máu

Bé táo bón ị ra máu không phải là trường hợp hiếm gặp ở trẻ nhỏ, thường trong độ tuổi từ 2-4 tuổi và có khi xảy ra với những trẻ lớn hơn. Khoảng 90% trẻ đi ngoài ra máu là do bị nứt kẽ hậu môn. Đây là biểu hiện xảy ra khi xuất hiện tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ, khối lượng phân tích tụ quá lớn, khô và cứng lại, khiến cho trẻ mất nhiều công sức mới rặn được ra ngoài. Khối phân lớn khiến cho hậu môn phải giãn căng, khi ma sát với thành hậu môn còn non nớt của trẻ dẫn tới việc hậu môn bị nứt kẽ và chảy máu.

Bé táo bón ị ra máu: Nguyên nhân và cách cải thiện

Phần lớn tình trạng đi ngoài ra máu là do trẻ táo bón bị nứt kẽ hậu môn

Ngoài nguyên nhân do triệu chứng nứt kẽ hậu môn, trẻ đi ngoài ra máu còn do:

  • Táo bón bởi các bệnh lý như phình to đại tràng bẩm sinh, hẹp đại tràng, suy giáp trạng bẩm sinh.. Trẻ mắc các bệnh lý này thường táo bón sau sinh vài ngày.
  • Chế độ ăn thiếu khoa học, nhiều bột đường, thiếu chất xơ, trẻ uống ít nước khiến tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ ít vận động cũng có thể là lí do khiến con bị táo bón.
  • Trẻ có thói quen nhịn đi đại tiện gây ra táo bón, càng nín giữ lâu thì phân trong trực tràng sẽ càng khô rắn, tích tụ to hơn tới thời điểm cần phải đi tiêu rất khó khăn, làm tăng nguy cơ táo bón ra máu.
  • Lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn khiến cho trẻ cảm thấy bỏng rát, tổn thương, viêm nhiễm, thậm chí còn làm mất đi phản xạ đi vệ sinh tự nhiên của trẻ cũng như làm tăng cao khả năng có máu khi đi nặng.

Dấu hiệu nhận biết sớm khi trẻ bị táo bón ra máu

Bé táo bón ị ra máu: Nguyên nhân và cách cải thiện

Trẻ có cảm giác khó chịu, quấy khóc nhiều khi bị táo bón ra máu

Một số dấu hiệu táo bón khiến trẻ đi ngoài ra máu có những biểu hiện rõ ràng, bố mẹ có thể dễ dàng nhận ra bao gồm:

  • Trẻ không chịu đi đại tiện, quấy khóc và có cảm giác rất khó chịu khi cần phải đi ngoài.
  • Phân của trẻ cứng và đóng khuôn lớn, có dính máu đỏ tươi trên bề mặt.
  • Trẻ có thể thấy ngứa, rát xung quanh hậu môn mỗi khi muốn đi nặng.
  • Kiểm tra hậu môn của con bố mẹ có thể thấy những vết rách nhỏ quanh ống hậu môn.
  • Sau khi đi ngoài ra máu, trẻ có thói quen cố nhịn đi ngoài để quên đi cảm giác đau.

Cách cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón ra máu tại nhà

Bé táo bón ị ra máu: Nguyên nhân và cách cải thiện

Không lạm dụng cách thụt hậu môn để nhuận tràng cho trẻ

Phải làm sao để cải thiện tình trạng táo bón đi ngoài ra máu? Với những trường hợp trẻ bị nứt kẽ hậu môn, mẹ có thể khắc phục ngay bằng cách bôi thuốc mỡ giảm đau rát quanh hậu môn để giảm cảm giác khó chịu, đau đớn do vết thương gây ra. Còn với những trường hợp táo bón lâu ngày, bố mẹ cần giúp con giải quyết triệt để tình trạng này với các phương pháp sau:

  • Cho trẻ uống thật nhiều nước, tăng cường lượng chất xơ trong các bữa ăn để giúp làm mềm phân, thúc đẩy phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Để cho trẻ được vận động hàng ngày, nhất là trong thời điểm con đang bị táo bón. Vận động thường xuyên không chỉ mang lại lợi ích cho hệ tim mạch mà còn thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột, giải quyết tình trạng táo bón con đang gặp phải.
  • Tuyệt đối không sử dụng biện pháp thụt hậu môn cho trẻ khi chưa có sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ, tránh làm cho con mất đi khả năng rặn tự nhiên.

Bé táo bón ị ra máu: Nguyên nhân và cách cải thiện

Bổ sung thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và đề kháng cho trẻ

  • Bổ sung men probiotic dành riêng cho trẻ, sử dụng loại men đặc hiệu cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có tác dụng hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng tối ưu cho bé. Việc bổ sung lợi khuẩn sớm cũng giúp trẻ lấy lại sự cân bằng của hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện nhiều vấn đề tiêu hóa ở trẻ, đặc biệt là bé tiêu hóa kém, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột,… Nhờ đó tạo nền tảng giúp bé tiêu hóa tốt, thúc đẩy tiêu hóa, làm cho trẻ không còn gặp khó khăn và khó chịu khi đi nặng.

Vậy là mẹ đã hiểu rõ hơn về nguyên nhân và cách điều trị khi bé táo bón ị ra máu rồi. Hy vọng những phương pháp trên đây sẽ góp phần giúp con cải thiện tình trạng táo bón lâu ngày, đồng thời bảo vệ hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn với việc sử dụng men vi sinh đều đặn thường xuyên.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ