Bé hay bị trào ngược: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trào ngược dạ dày ở trẻ nhỏ là vấn đề không hiếm gặp nhưng nếu mẹ không có cách cải thiện kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng bé hay bị trào ngược mẹ nhé!

Nguyên nhân bé hay bị trào ngược mẹ cần biết

Bé hay bị trào ngược: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nguyên nhân bé hay bị trào ngược mẹ cần biết

Hiện tượng trào ngược khởi phát khi hoạt động tiết acid dạ dày tăng lên đột ngột và đẩy thức ăn trào ngược lên thực quản. Theo các thống kê, tình trạng trào ngược ảnh hưởng khoảng 1% ở trẻ sơ sinh, trẻ em từ 3 – 9 tuổi khoảng 2% và 5% ở trẻ có độ tuổi từ 10 – 17. Và đa số các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là do hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Phần cuối của ống thực quản chứa cơ thắt thực quản, có chức năng giãn ra để chứa lượng thức ăn được dung nạp vào dạ dày. Sau đó co lại nhằm ngăn chặn thức ăn và acid dạ dày trào ngược lên trên thực quản. Tình trạng này thường gặp ở những bé sơ sinh từ 3 – 4 tháng tuổi. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp trào ngược dạ dày có thể liên quan đến một số vấn đề sau:

  • Trẻ bị hẹp môn vị 
  • Không dung nạp được thực phẩm
  • Bé bị viêm thực quản hoặc các tế bào bạch cầu tích tụ ở thực quản gây tổn thương và viêm mô
  • Chứng rối loạn tiêu hóa
  • Rối loạn phát triển thần kinh
  • Sinh non
  • Bệnh hen suyễn
  • Trẻ bị béo phì
  • Yếu tố di truyền 

Cách khắc phục bé hay bị trào ngược

 Bé hay bị trào ngược: Nguyên nhân và cách khắc phục

Cách khắc phục bé hay bị trào ngược

Ở những trường hợp trẻ bị trào ngược do tác động của yếu tố sinh lý với mức độ không quá nặng, các mẹ có thể tiến hành cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ bằng cách điều chỉnh lại thói quen ăn uống cũng như sinh hoạt hàng ngày. Cách này có tác dụng đẩy lùi cảm giác khó chịu và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể mà các mẹ có thể tham khảo:

  • Mẹ chú ý cho bé bú đúng tư thế, không nên để trẻ nằm ngang khi bú hoặc nằm ngay sau khi bú. Ngoài ra, nên tránh cho bé bú quá no trong 1 lúc mà hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày mẹ nhé.
  • Nếu bé bú bình, mẹ không nên cho bé nằm nghiêng khi bú hoặc pha sữa quá đầy bình. Thay vào đó hãy kê cao đầu trẻ hoặc vỗ nhẹ vào lưng của con khi bú để tránh tình trạng nôn ói.
  • Nên đặt trẻ nằm nghiêng khi ngủ để tránh tình trạng sặc sữa gây khó thở. Mẹ có thể sử dụng gối kê cho trẻ bị trào ngược.
  • Khi trẻ nôn trớ hoặc bị sặc sữa, mẹ nên cho trẻ nằm nghiêng 45 độ và dùng tay vỗ nhẹ sau lưng. Nếu bé bị sặc sữa lên mũi thì phải tiến hành hút sữa ở mũi cho trẻ.
  • Chú ý vệ sinh miệng cho trẻ bằng nước ấm và bông chuyên dụng. Mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ sẽ về bổ sung sữa công thức đối với những trường hợp trẻ bị dị ứng sữa.
  • Môi trường sống của trẻ phải đảm bảo sạch sẽ và thoáng khí, không nên sử dụng thuốc lá khi đang ở cùng bé.
  • Nên tránh tuyệt đối việc cho bé nằm sấp. Bởi tư thế này sẽ khiến bệnh trào ngược dạ dày diễn ra với tốc độ nhanh hơn và làm gia tăng nguy cơ tử vong.

Bé hay bị trào ngược: Nguyên nhân và cách khắc phục

Bổ sung men vi sinh hỗ trợ tiêu hóa cho trẻ hay bị trào ngược

  • Đặc biệt, hiện nay, việc bổ sung men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh là một trong biện pháp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ được nhiều ba mẹ ưu tiên chọn lựa và tin dùng. Khi bé được bổ sung men vi sinh đầy đủ, hệ vi sinh đường ruột sẽ được ổn định và trở về trạng thái cân bằng. Điều này giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và  hạn chế tối đa các vấn đề đường ruột thường xảy ra ở trẻ. 

Qua bài viết, hi vọng ba mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích về nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả tình trạng bé hay bị trào ngược dạ dày.

Tổng hợp: Linh Chi

TƯ VẤN MIỄN PHÍ