Bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?

Đi tướt là hiện tượng hay gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi và những bé đang trong thời kỳ mọc răng. Thời gian này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ bổ sung các dưỡng chất phục hồi sức khỏe, giảm tình trạng bị đi tướt. Vậy bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?

Hiện tượng trẻ mọc răng đi tướt là gì?

Mọc răng đi tướt là cách gọi dân gian của trẻ sơ sinh trong quá trình mọc răng đi ngoài có phân lỏng hơn so với bình thường, màu hoa cà hoa cải, có thể sùi bọt hoặc lợn cợn vài hạt trắng. Tình trạng này có nhiều điểm giống tiêu chảy nhưng ở mức độ nhẹ hơn, tần suất cũng không nhiều như tiêu chảy, chỉ đơn giản là do hệ tiêu hóa của trẻ còn kém.

Trẻ đi tướt khoảng 4-5 lần một ngày là biểu hiện bình thường, mẹ không cần quá lo lắng bởi trẻ chỉ đi tướt trong vài ngày, không quá 4 ngày tới 1 tuần. Khi đi tướt, trẻ vẫn ăn uống tốt, vui chơi bình thường và đa số không có biểu hiện ốm sốt. Một số trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc ho.

Bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?

Trẻ mọc răng có hiện tượng đi tướt là hoàn toàn bình thường

Bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết giúp tăng cường hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian con bị đi tướt mọc răng. Vậy bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Thực phẩm trẻ đi tướt mọc răng nên ăn

Một số thực phẩm tốt cho trẻ đi tướt nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày gồm:

  • Với những trẻ đang bú mẹ thì mẹ hãy tiếp tục cho con bú bình thường, tăng cữ bú để bổ sung thêm dinh dưỡng và bù nước cho con.
  • Với những trẻ đã bắt đầu ăn dặm, mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Lựa chọn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, có tác dụng làm cho phân cứng lại ví dụ như chuối, gạo tráng, bánh mì, khoai tây, khoai lang, cà rốt, sữa chua.. Tuy nhiên tránh cho con ăn quá nhiều, nếu thấy phân đã bình thường trở lại thì nên cho con ăn uống bình thường.

Bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?

Cháo cà rốt rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp con giảm tình trạng đi ngoài

  • Bổ sung một số hoa quả giàu vitamin C tăng cường sức đề kháng cho trẻ như cam, xoài, đu đủ..
  • Tăng cường chất đạm để trẻ phục hồi sức khỏe nhanh hơn với các loại thịt nạc heo, thịt bò, thịt gà.. thêm vào các món cháo của trẻ.
  • Cho con uống nhiều nước, nước hoa quả, nước dừa.. để bù lại lượng nước đã mất trong quá trình trẻ bị đi ngoài.

Thực phẩm trẻ đi tướt mọc răng nên kiêng

Mẹ có biết bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì? Ngoài những thực phẩm tốt cho tiêu hóa trên, mẹ cần tránh những thực phẩm không tốt cho bé đi tướt mọc răng sau để không làm cho tình hình của trẻ trở nên nghiêm trọng:

  • Sữa và chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa mẹ và sữa chua).
  • Bỏ qua các loại trái cây có nhiều đường và có tính chất giảm táo bón như đào, mận, lê, mơ,…
  • Tránh những thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất xơ.
  • Tránh những thực phẩm tanh như hải sản, tôm, cua, cá, ốc,…
  • Tránh cho trẻ ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nước ngọt, nước có ga..

Bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?

Tránh cho trẻ ăn những món hải sản, đồ tanh

Ngoài việc chú ý cho trẻ ăn gì và kiêng gì, để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho bé, bố mẹ kết hợp dùng thêm men vi sinh cho con. Bằng việc bổ sung lợi khuẩn cho trẻ từ men vi sinh, hệ tiêu hóa của con sẽ hoạt động trơn tru, hiệu quả hơn, cải thiện sớm dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như tình trạng đi ngoài trẻ đang gặp phải, đồng thời hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ mau khỏi bệnh.

Bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?

Cho trẻ dùng men vi sinh để hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho bé

Với những thông tin trên, bố mẹ đã biết bé đi tướt mọc răng kiêng ăn gì và nên ăn gì để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả để mau hồi phục sức khỏe rồi. Hãy nhớ tăng cường probiotic cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều đặn mỗi ngày cho con để giúp trẻ ổn định sức khỏe đường ruột, sớm quay trở lại sinh hoạt bình thường.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ