Bé bị trớ nhiều cặn sữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị trớ cặn sữa là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là những em bé ở lứa tuổi dưới 6 tháng. Bé bị trớ nhiều cặn sữa có nguy hiểm không? Tìm hiểu và hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ cặn sữa và cách khắc phục trong nội dung bài viết dưới đây.

Bé bị trớ nhiều cặn sữa có nguy hiểm không?

Cặn sữa là sữa đang ở trong dạ dày chờ được tiêu hóa bị trào ra khỏi miệng cùng dịch tiêu hóa khi trẻ bị nôn trớ. Hiện tượng trớ cặn sữa thường xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi, có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bé bị trớ nhiều cặn sữa có nguy hiểm không?

Cặn sữa là sữa đang ở trong dạ dày chờ được tiêu hóa bị trào ra khỏi miệng cùng dịch tiêu hóa khi trẻ bị nôn trớ

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ cặn sữa gồm có:

Trẻ bị trớ cặn sữa do các yếu tố sinh lý

Các yếu tố sinh lý khiến trẻ sơ sinh bị trớ cặn sữa gồm có:

  • Dạ dày của bé nằm ngang và thể tích dạ dày nhỏ, chức năng của các cơ quan trong hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên khi trẻ đột ngột thay đổi tư thế thường bị trớ cặn sữa.
  • Trẻ bú quá nhanh hoặc quá no
  • Trẻ uống sữa công thức khiến quá trình chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng diễn ra chậm hơn. Sữa chưa kịp tiêu hóa hết đã bị trớ ra dưới dạng sữa bị vón cục đi cùng với dịch dạ dày.

Trẻ bị trớ cặn sữa do bệnh lý

Đôi khi trẻ bị trớ cặn sữa cũng do mắc một số bệnh lý như:

  • Trẻ bị khó tiêu: Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, chưa hoàn thiện về cấu tạo và chức năng. Hoặc cũng có thể do trẻ bị dị ứng đạm sữa bò gây ra hiện tượng khó tiêu.
  • Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quả: Axit dạ dày bi trào ngược lên cổ họng khiến bé bị khó chịu, đau đớn và trớ ra cặn sữa.
  • Trẻ bị hẹp môn vị: Trẻ mắc chứng hẹp môn vị bẩm sinh thường xuyên bị trớ cặn sữa. Mộn vị bị thu hẹp khiến thức ăn không thể đi ra khỏi dạ dày để vào ruột non mà trào ngược lên cổ họng khiến trẻ bị trớ.

Bé bị trớ nhiều cặn sữa có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh nôn trớ nhiều cặn sữa phần lớn là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tình trạng này cũng sẽ giảm dần và chấm dứt cùng với quá trình lớn lên của bé. Nếu trẻ bị trớ cặn sữa không quá 3 lần/ngày, vẫn vui chơi, bú sữa bình thường, vẫn tăng cân tốt thì mẹ không nên quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu bé bị trớ cặn sữa quá nhiều cũng với xuất hiện một số hiện tượng bất thường đi kèm như giảm cân, biếng ăn, quấy khóc,… thì đây lại có thể là dấu hiệu bệnh lý. Lúc này mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được khám và điều trị bệnh lý kịp thời, không xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Bé bị trớ nhiều cặn sữa có nguy hiểm không?

Trẻ bị trớ nhiều cặn sữa phần lớn là hiện tượng sinh lý bình thường, không gây nguy hiểm

Cách xử lý khi bé bị trớ cặn sữa

Khi trẻ bị trớ cặn sữa mẹ cũng cần xử lý nhanh chóng để trẻ cảm thấy dễ chịu, thoải mái. Đồng thời còn ngăn ngừa nguy cơ cặn sữa bị hít ngược trở lại và đường hô hấp trên, phổi gây tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng của bé nếu không được cứu chứa kịp thời.

Cách xử lý khi bé bị trớ cặn sữa:

  • Dỡ bé nằm nghiêng để cặn sữa trào ra ngoài, không nên bế thốc trẻ lên có thể khiến sữa chảy vào mũi hay tràn vào phổi.
  • Dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm để lau sạch miệng, cổ, thay quần áo để cơ thể trẻ không có mùi hôi khó chịu cũng như ngăn ngừa vi khuẩn phát triển, sinh sôi.
  • Sau 30 phút tiếp tục cho ăn hoặc bú. Đặt trẻ nằm xuống sau khi bú khoảng 30 phút và trước đó đã được vỗ ợ hơi.
  • Quan sát chất nôn để phát hiện bất thường và xử lý kịp thời

Bé bị trớ nhiều cặn sữa có nguy hiểm không?

Uống men vi sinh có thể giúp hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Cho uống men vi sinh để trẻ bổ sung probiotic thúc đẩy quá trình hoàn thiện cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn nhờ khả năng cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích tiết enzyme tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch và kích thích hoạt động của hệ thần kinh,…

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi bé bị trớ nhiều cặn sữa. Phần lớn hiện tượng trớ cặn sữa là các phản ứng sinh lý bình thường nhưng các mẹ vẫn cần theo dõi, quan sát khi con bị trớ để phát hiện các dấu hiệu bệnh lý, đưa trẻ đi điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ