Bé ăn hay bị trớ: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ là hiện tượng bình thường, phổ biến nhưng vẫn khiến mẹ bỉm lo lắng vè việc nôn trớ thường xuyên có làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của trẻ hay không. Bé ăn hay bị trớ: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ.

Vì sao trẻ sơ sinh lại thường xuyên bị trớ?

Trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở thời điểm đang bú hoặc sau khi bú. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị trớ là có sữa trào ra khỏi miệng mà không có bất kỳ một dấu hiệu bệnh lý nào đi kèm.

Bé ăn hay bị trớ: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Trớ là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, thường xuất hiện ở thời điểm đang bú hoặc sau khi bú

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh dễ bị trớ gồm có:

  • Dạ dày của trẻ sơ sinh nằm ngang, có thể tích nhỏ, thần kinh và cơ của dạ dày trẻ sơ sinh chưa phát triển đầy đủ khiến trẻ dễ bị trớ.
  • Cơ thượng vị của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện tương xứng với cơ môn vị khiến cửa ra dạ dày bị chặt và cửa vào dạ dày bị lỏng, khi trẻ nằm ngửa sẽ khiến thức ăn trong dạ dày bị trào lên thực quản làm trẻ bị trớ.
  • Mẹ cho con bú không đúng cách khiến trẻ nuốt một lượng khí lớn gây chướng bụng và đẩy ngược sữa trào ra khỏi miệng.
  • Bé bú quá no hoặc mẹ đặt con nằm xuống ngay sau khi bú hoặc tư thế nằm không đúng

Mẹ cũng cần phải phân biệt rõ ràng giữa nôn và trớ vì đây là 2 hiện tượng khác biệt. Nôn lại là hiện tượng thức ăn bị đảy ra ngoài thực quản do quá trình phối hợp co bóp của thành bụng, cơ hoành và dạ dày. Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn và trớ cũng khác nhau, trẻ bị nôn có thể do các nguyên nhân:

  • Trẻ bị ép ăn quá no
  • Trẻ bị dị ứng sữa bò hoặc thức ăn
  • Trẻ bị ngộ độc thực phẩm
  • Trẻ bị rối loạn thần kinh thực vật

Bé ăn hay bị trớ: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Khi con bị trớ mẹ nên làm gì?

Hầu hết hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ sẽ tự khỏi mà không cần trải qua điều trị. Tuy nhiên để bé cảm thấy dễ chịu khi bị trớ, mẹ có thể thực hiện những phương pháp chăm sóc hay cách khắc phục trẻ bị nôn trớ sau đây:

Khi thấy bé bị trớ mẹ nên đỡ bé ngồi thẳng hoặc nằm sấp/nằm nghiêng để ngăn không cho chất trớ bị hít ngược vào đường hô hấp trên và phổi.

  • Khi bé ngủ nên đặt nằm ngửa trên một bề mặt phẳng, không nên để các vật mềm xung quanh chỗ bé nằm hay nâng cao phần đầu của nôi nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ để chất trớ có thể tự đẩy ra ngoài nếu bé bị trớ khi đang nằm ngủ. Nhờ đó có thể bảo vệ được đường hô hấp trên và phổi của bé.
  • Cho trẻ bú nhiều hơn hoặc uống thêm nước để chống mất nước.

Bé ăn hay bị trớ: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Khi thấy bé bị trớ mẹ nên đỡ bé ngồi thẳng hoặc nằm sấp/nằm nghiêng để ngăn không cho chất trớ bị hít ngược vào đường hô hấp trên và phổi

Làm gì để ngăn ngừa tình trạng hay trớ ở trẻ sơ sinh?

Nếu trẻ bị trớ 1, 2 lần thì mẹ không cần quá lo lắng, quan tâm nhưng nếu trẻ thường xuyên bị trớ thì đi kèm các dấu hiệu bất thường như sốt, da tím tái,… thì mẹ cần đưa con đến các trung tâm y tế ngay để được can thiệp chuyên khoa kịp thời, không gặp bất kỳ nguy hiểm nào. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ mẹ nên cho trẻ bổ sung probiotic bằng men vi sinh với những bé trên 1 tháng tuổi trở lên.

Bé ăn hay bị trớ: Lời khuyên hữu ích dành cho mẹ

Mẹ có thể kết hợp cho bé dùng thêm men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa tối ưu cho con

Ngoài ra mẹ cũng nên thực hiện những biện pháp ngăn ngừa hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ bằng những cách sau đây:

a/ Trẻ bú mẹ hoàn toàn

  • Mẹ cho bé bú sao cho đầu, lưng và mông nằm trên 1 đường thẳng cao một góc 30 độ so với mặt phẳng nằm ngang, mặt trẻ đối diện với núm vú, cho bé ngậm kín núm vú, môi dưới nằm dưới núm.
  • Lưu ý ôm trẻ sát vào người, cho bé bú từ từ và kiểm soát lượng sữa để bé không bú quá no.
  • Bú vú bên trái trước rồi mới chuyển sang vú bên phải để sữa di chuyển trong dạ dày dễ dàng, ngăn ngừa trào ngược gây trớ.
  • Không đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú xong mà nên bế bé trong khoảng 15 phút, đồng thời thực hiện động tác vỗ ợ hơi cho trẻ.

b/ Trẻ uống sữa công thức

  • Trẻ bú bình cũng cần được bé ở tư thế giống bú mẹ, miệng ngậm kín núm vú ở bình sữa để không bị nuốt quá nhiều khi gây chướng bụng, gây nôn trớ.
  • Không cho trẻ uống lại sữa cũ để không uống phải sữa đã bị lên men và tránh bị nhiễm khuẩn
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ pha sữa, rửa tay bằng xà phòng trước khi pha sữa cho con và sau khi đi vệ sinh, dọn vệ sinh và xử lý phân khi trẻ đi tiêu.
  • Không cho trẻ uống sữa cùng lúc với uống các loại thuốc.
  • Không ép trẻ bú quá no
  • Nghi ngờ trẻ bị rối loạn tiêu hóa do uống sữa thì dừng ngay và đưa bé đến các cơ sở y tế để bác sĩ khám, xác định nguyên nhân và có lời khuyên tốt nhất.

Hiện tượng bé ăn hay bị trớ ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường, mẹ không nên quá lo lắng. Việc cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cũng cần thận trọng, lựa chọn sản phẩm chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được đảm bảo về chất lượng. Bổ sung lợi khuẩn thúc đẩy quá trình hoàn thiện cấu tạo và chức năng của hệ tiêu hóa, giúp trẻ giảm và chấm dứt tình trạng bị trớ trong và sau khi bú.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ