Bé ăn hay bị ọc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Nôn trớ (ọc) là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể do các yếu tố sinh lý bình thường. Nhưng đôi khi bé bị nôn trớ lại có thể do các nguyên nhân bệnh lý, cần được điều trị kịp thời để không tạo thành biến chứng. Bé ăn hay bị ọc – tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả nhất.

Bé ăn hay bị ọc – Nguyên nhân sinh lý

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị ọc sau ăn, đôi khi có thể kèm theo tiếng ợ hơi. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ, ọc sữa là hiện tượng sinh lý bình thường vì khi này hệ tiêu hóa của con còn rất non nớt, chưa hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng như: Thể tích dạ dày của trẻ còn nhỏ, đang nằm ngang, cơ thắt tâm vị yếu khiến sữa, thức ăn có thể trào ra trong hoặc sau ăn.

Để khắc phụ hiện tượng bé ăn hay bị ọc do yếu tố sinh lý mẹ cần phải:

  • Cho bé bú, nằm ngủ đúng tư thế – mông, lưng và cổ cùng nằm trên 1 đường thẳng, nghiêng góc 30 độ so với mặt phẳng ngang.
  • Cho bé bú ít một, chia làm nhiều cữ bú.
  • Không cho bé bú khi quá no hoặc để quá đói
  • Sau khi cho bé bú xong cần đỡ bé ngồi thẳng lên, vỗ nhẹ lên lưng đến khi bé ợ hơi thì mới có thể đặt nằm

Ngoài ra, bé hay bị nôn trớ sau ăn cũng có thể do chế độ ăn uống không phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Cho bé ăn quá nhiều hoặc quá no
  • Bé bú bình hoặc ngậm đầu ti giả bị nuốt quá nhiều không khí
  • Mẹ pha sữa không đúng cách
  • Đặt bé nằm xuống ngay sau khi ăn no
  • Trẻ mắc chứng dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose
  • Trẻ bắt đầu làm quen với thức ăn mới
  • Trẻ ăn quá nhiều một món ăn nào đó

Hiện tượng trẻ bị ọc sau ăn do chế độ dinh dưỡng thường xuất hiện sớm với lượng chất nôn ít, chủ yếu là thức ăn và không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc, cho ăn phù hợp, kết hợp cho bé dùng thêm men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh để duy trì hệ vi sinh đường ruột cân bằng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng đề kháng cho bé. Nhờ đó giúp bảo vệ tiêu hóa và cải thiện nhanh các vấn đề đường ruột ở trẻ, trong đó có bé hay bị ọc sau ăn.

Bé ăn hay bị ọc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mẹ có thể kết hợp dùng thêm men vi sinh giúp chăm sóc và tăng cường tiêu hóa cho trẻ 

Trẻ ăn hay bị ọc sữa, nôn trớ – Dấu hiệu bệnh lý cần được phát hiện sớm

Bên cạnh yếu tố sinh lý, ăn hay bị ọc cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé đã mắc những bệnh sau:

Trào ngược dạ dày – thực quản

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày, thực quản do cơ vòng đóng không kín, vòng van nằm giữa dạ dày và thực quản còn yếu, không cản được thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản hoặc trào khỏi miệng. Trong khi đó dịch dạ dày lại là axit nên trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh sau:

  • Viêm thưc quản
  • Thực quản bỏng rát
  • Trẻ sợ bú/ăn
  • Phổi bị sặc dịch nôn trớ gây viêm phổi
  • Trẻ bị ngạt thở, tím tái do dị vật bịt đường thở, có thể đe dọa tính mạng nếu không được lấy ra kịp thời
  • Ngừng hô hấp do dịch dạ dày kích thích dây thần kinh thực quản, ức chế hô hấp

Bé ăn hay bị ọc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày, thực quản do cơ vòng đóng không kín

Hẹp môn vị

Môn vị là cơ vòng nối liền dạ dày và tá tràng (đoạn đầu ruột non). Khi cơ vòng dày lên sẽ khiến môn vị hẹp lại, ngăn cản thức ăn di chuyển xuống ruột gây ứ tắc. Khi thức ăn bị tắc quá đầy sẽ bị đẩy ngược trở lại thực quản khiến bé bị nôn ói.

Hẹp môn vị là bệnh bẩm sinh, xuất hiện khi bé mới vài tuần cho đến 4 tháng tuổi với những biểu hiện sau đây:

  • Trẻ thường xuyên bị nôn trớ trong tháng đầu sau sinh
  • Bị nôn trớ,ọc sữa ngay sau khi ăn xong
  • Chất non vọt mạnh ra khỏi miệng bé

Chứng hẹp môn vị cần được can thiệp sớm bằng phẫu thuật, mẹ cần chú ý theo dõi và phát hiện kịp thời.

Các bệnh lý khác

Bé ăn hay bị ọc cũng có thể do những bệnh lý sau đây:

  • Các bệnh lý đường tiêu hóa: Nhiễm trùng dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột, ngộ độc thức ăn và một số bệnh lý dạ dày, đường ruột khác.
  • Lồng ruột, tắc ruột
  • Viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm màng não
  • Dị ứng đạm sữa bò hoặc bất dung nạp lactose

Bé ăn hay bị ọc: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò hay bất dung nạp lactose có hiện tượng nôn ọc sau khi uống sữa công thức bình thường

Khi bé hay bị ọc sau ăn đi kèm đau bụng quằn quại, chướng bụng, sốt, đi ngoài phân lỏng, phát ban, liên tục nôn trớ trong 24h hay rơi vào trạng thái lơ mơ,… mẹ cần đưa con đi khám ngay để được điều trị bệnh lý kịp thời.

Ngoài ra với những yếu tố sinh lý gây ọc, bé bị nôn trớ, mẹ có thể cho bé uống men vi sinh, thúc đấy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, giảm bớt hiện tượng nôn trớ, ọc sau ăn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ