Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy?

Đường ruột có ảnh hưởng quan trọng đối với khả năng tiêu hóa và miễn dịch của cơ thể. Trẻ em có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức khỏe đường ruột cũng không ổn định như người lớn. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy?

Tình trạng đường ruột yếu ở trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa và miễn dịch của trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện trong 3 năm đầu đời, đây cũng là giai đoạn đường ruột của bé yếu ớt nhất. Đường ruột yếu là nguyên nhân khiến trẻ gặp nhiều vấn đề ở hệ tiêu hóa như:

  • Rối loạn tiêu hóa: Là phản ứng phổ biến ở trẻ nhỏ, có liên quan đến chế độ dinh dưỡng và VSATTP.
  • Táo bón: Khiến trẻ gặp khó khăn khi đại tiện, tạo thành tâm lý sợ đi ngoài, thường nín nhịn đại tiện khiến tình trạng táo bón lâu ngày ở trẻ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose: Khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, nổi mề đay, táo bón, tiêu chảy,… cần được sử dụng loại sữa phù hợp với bé theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tiêu chảy: Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột do nhiễm ký sinh trùng từ bên ngoài cơ thể hoặc bị loạn khuẩn đường ruột khiến hệ vi sinh mất cân bằng đều gây bệnh tiêu chảy.

Ngoài ra đường ruột yếu cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, chậm lớn, suy dinh dưỡng,… Trong các vấn đề tại đường tiêu hóa vừa nêu, tiêu chảy không chỉ khiến sức khỏe của bé bị giảm sút mà còn là 1 trong những nguyên nhân gây tử vong ở trẻ em phổ biến nhất.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy?

Đường ruột yếu khiến trẻ dễ mắc bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, chướng bụng,…

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy?

Đường ruột yếu khiến bé thường xuyên bị tiêu chảy, khiến sức khỏe và khả năng phát triển của bé đều bị ảnh hưởng. Trẻ bị tiêu chảy kéo dài còn gặp nhiều biến chứng nguy hiểm và đối diện với nguy cơ tử vong cao. Ba mẹ nên làm gì để chăm sóc và cải thiện tình trạng trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy hiệu quả?

Giữ vệ sinh cá nhân cho bé

Vệ sinh cơ thể cho bé hàng ngày, thường xuyên rửa tay cho bé bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Hạn chế thói quen ngậm, mút tay của trẻ để ngăn ngừa nguy cơ ký sinh trùng gây bệnh từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể bé gây bệnh tiêu chảy.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy?

Giữ vệ sinh cá nhân cho bé giảm nguy cơ vi sinh vật từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh

Vệ sinh môi trường sống của trẻ

Thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh đồ chơi, vật dụng của bé để ký sinh trùng gây bệnh không có môi trường sinh sống, phát triển và xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Bên cạnh thói quen ngậm, mút tay trẻ cũng thường xuyên đưa đồ chơi vào miệng. Nếu đồ chơi không được khử khuẩn sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn gây tiêu chảy cho bé.

Người thân cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi tiếp xúc với bé

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch non nớt, trước khi tiếp xúc với bé mà cha mẹ, người thân không rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ thì trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Đường ruột yếu khiến ký sinh trùng xâm nhập có thể nhanh chóng phát triển số lượng và gây bệnh tiêu chảy cho bé.

Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp

Tiếp xúc với người mắc bệnh tiêu hóa và đường ruột làm trẻ có nguy cơ lây bệnh, nhiễm khuẩn cao. Vì thế mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh truyền nhiễm để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn gây tiêu chảy.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy?

Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh tiêu hóa và hô hấp để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn

Cho trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trong sữa mẹ không chỉ có chứa đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ở dạng dễ hấp thụ mà thành phần của chúng còn tự động điều chỉnh theo nhu cầu của bé ở từng độ tuổi. Ngoài ra trong sữa mẹ có chứa lợi khuẩn và kháng thể, giúp tăng khả năng tiêu hóa cho trẻ, thúc đẩy quá trình hoàn thiện hệ tiêu hóa và miễn dịch, nâng cao sức khỏe đường ruột và sức khỏe tổng thể của bé. Mẹ cần cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến khi bé được 24 tháng mới nên cai sữa để hỗ trợ cải thiện tình trạng đường ruột yếu gây tiêu chảy cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm bằng thức ăn đảm bảo vệ sinh

Mẹ cần thực hiện nguyên tắc “ăn chín uống sôi tuyệt đối”, thức ăn của trẻ cần được nấu chín kỹ, chế biến từ thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo VSATTP. Trước khi chế biến thức ăn và cho trẻ ăn mẹ cũng cần rửa tay bằng xà phòng để vi sinh vật gây bệnh không xâm nhập vào cơ thể bé qua đường thức ăn. Thức ăn sau khi nấu xong cần cho trẻ ăn ngay trong 2 giờ, trường hợp bắt buộc phải nấu sẵn mẹ cần để thức ăn vào hộp kín, trữ trong tủ lạnh và nấu sôi lại trước khi cho bé ăn.

Cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn

Đường ruột yếu khiến hệ vi sinh đường ruột dễ bị mất cân bằng, gây loạn khuẩn đường ruột khiến bé bị tiêu chảy. Hệ vi sinh đường ruột đạt trạng thái cân bằng khi tỷ lệ lợi khuẩn đạt 85%, hại khuẩn chỉ có khoảng 15%. Các chế phẩm men vi sinh cung cấp men lợi khuẩn tốt cho trẻ sơ sinh liều lượng tối thiểu 1 tỷ CFU/liều uống giúp hệ vi sinh đường ruột nhanh chóng cân bằng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng hiệu quả.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị đường ruột yếu hay tiêu chảy?

Cho bé uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa và tăng sức đề kháng ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ là lười bú, biếng ăn, buồn nôn, đau bụng, ho, sổ mũi, tiêu chảy,… Tùy từng thể trạng và đặc điểm đường ruột của mỗi bé mà thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ 1 – 5 ngày hoặc thậm chí có thể lên tới 10 ngày, cha mẹ cần chú ý các dấu hiệu để đưa bé đi khám và điều trị kịp thời.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ