Trẻ bị tiêu chảy cần được bù nước đúng cách để không bị mất nước và rối loạn điện giải khiến trẻ bị suy kiệt, thậm chí có thể gây tử vong. 8 lưu ý khi mẹ bù nước cho trẻ bị tiêu chảy.
Tiêu chảy là bệnh phổ biến ở trẻ em nhưng cũng là 1 trong những bệnh có tỉ lệ gây tử vong cao nhất. Nếu cha mẹ chủ quan, không chú ý điều trị tiêu chảy kịp thời có thể để lại hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe và tính mạng của bé.
Khi bị tiêu chảy hệ tiêu hóa không hấp thụ đủ dinh dưỡng để nuôi cơ thể, trẻ cũng có hiện tượng biếng ăn, một số bậc cha mẹ lại kiêng khem quá nhiều khiến trẻ không được cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Vì thế trẻ bị tiêu chảy kéo dài thường có hiện tượng suy dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy cũng bị mất nước và thiếu hụt điện giải. Trẻ bị tiêu chảy cấp còn bị mất nước rất nhanh chóng, không không kịp thời bù nước trẻ có nguy cơ bị co giật, tim đập nhanh, thậm chí là trụy tim hoặc tử vong. WHO đã thống kê, có 525977 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy vào năm 2015.
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài có nguy cơ suy dinh dưỡng và tử vong cao
Nước điện giải được dùng phổ biến nhất hiện nay là oresol có chứa các chất điện giải gồm natri, kali, clo để bù lại lượng nước và điện giải cho trẻ em đang thiếu hụt do tiêu chảy. Oresol cũng được dùng để bù nước và điện giải cho các bé bị sốt cao, nôn mửa, người hoạt động thể chất cường độ cao,…
Trẻ bị tiêu chảy uống oresol giúp rút ngắn quá trình điều trị, bù lại lượng kali trong phân đã bị mất đi. Khi thêm citrat, dung dịch oresol còn có tác dụng khắc phục nhiễm độc axit do mất nước. Do đó, ngay khi bé bị tiêu chảy cần được uống nước điện giải ngay để tránh những tổn hại không cần thiết và dùng những phương pháp can thiệp chuyên khoa như truyền tĩnh mạch.
Nước điện giải giúp bù nước và chất điện giải cho trẻ bị tiêu chảy để hạn chế nguy cơ suy dinh dưỡng, biến chứng hoặc tử vong
Khi bù nước cho trẻ bị tiêu chảy cha mẹ cần lưu ý 8 điều sau:
1. Pha dung dịch theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất hướng dẫn. Pha quá đặc hay quá loãng đều khiến áp lực thẩm thấu của nước điện giải bị thay đổi khiến ruột không hấp thụ được nước còn trẻ có nguy cơ bị tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
Pha nước điện giải theo đúng tỉ lệ nhà sản xuất hướng dẫn
2. Uống nước điện giải ngay sau khi pha, không để quá 24h.
3. Pha nước điện giải bằng nước đun sôi để nguội, không pha bằng các loại nước khác (nước khoáng, sữa, nước trái cây) sẽ làm giảm tác dụng và không đun sôi nước điện giải đã pha.
4. Lắc kỹ nước điện giải trước khi uống, uống càng nhiều càng tốt.
5. Liều lượng nước điện giải khi trẻ bị tiêu chảy mất nước nhẹ phù hợp với từng độ tuổi như sau:
6. Tính lượng nước điện giải cần bổ sung cho trẻ bị tiêu chảy mất nước vừa cha mẹ áp dụng công thức:
Số lượng nước điện giải (ml) uống trong 4h = cân nặng của trẻ (kg)x75ml
7. Dừng cho trẻ uống nước điện giải ngay sau khi nhận thấy tình trạng sung mi mắt, nôn nhiều không uống được. Đưa bé đi khám tại các bệnh viện nếu trẻ không giảm tiêu chảy sau khi dùng thuốc 3 ngày hoặc có dấu hiệu bất thường như nôn nhiều, biếng ăn, phân có máu.
Mặc dù nước điện giải an toàn cho trẻ em nhưng cũng cần thận trọng khi bù nước cho trẻ bị tiêu chảy, sử dụng đúng với từng trường hợp cụ thể để có được hiệu quả điều trị tiêu chảy cao nhất. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể cho bé uống nước điện giải kết hợp với bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa bằng các chế phẩm men vi sinh cho trẻ hỗ trợ tiêu hóa và đề kháng cho con.
Cho trẻ uống men vi sinh hỗ trợ tăng cường tiêu hóa
Cùng với uống nước điện giải cha mẹ cũng cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho con bằng chế độ ăn phù hợp với mỗi lứa tuổi, thực phẩm đa dạng, lành mạnh, cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ. Những vitamin và khoáng chất này cũng có tác dụng tăng cường tiêu hóa, cải thiện thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả.