7 điều mẹ cần nhớ khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột

Trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng cũng như quá trình tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ. 7 điều mẹ cần nhớ khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh đường ruột

Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc bệnh đường ruột do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa kịp thích nghi với môi trường sống bên ngoài bụng mẹ. Hệ vi khuẩn đường ruột ở trạng thái cân bằng, khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả nhất khi tỉ lệ lợi khuẩn đạt 85%, hại khuẩn 15%. Nếu tỉ lệ này bị thay đổi theo hướng có lợi cho hại khuẩn trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường ruột rất cao. Khi đó tỉ lệ hại khuẩn tăng lên, ức chế hoạt động của lợi khuẩn, gây ra bệnh đường ruột ở trẻ sơ sinh.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mắc bệnh đường ruột gồm có:

  • Trẻ uống kháng sinh trong một thời gian dài khiến lợi khuẩn bị tiêu diệt, tăng cường hoạt động của hại khuẩn
  • Thời tiết thay đổi, hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, không khống chế được hoạt động của hại khuẩn
  • Mẹ cho bé ăn các thực phẩm không phù hợp với lứa tuổi khiến hệ tiêu hóa không chuyển hóa và hấp thụ được dinh dưỡng, tạo môi trường thuận lợi cho hại khuẩn phát triển.

Trẻ sơ sinh rất dễ bị mắc bệnh đường ruột do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt

7 điều mẹ cần nhớ khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị mắc bệnh đường ruột gồm có:

  • Trẻ bị táo bón, tiêu chảy, đi ngoài sống phân, phân có dịch nhầy, có mùi tanh, trẻ bị chướng bụng, đầy hơi,…
  • Trẻ kém hấp thụ dinh dưỡng, chậm lớn, dễ nôn trớ
  • Trẻ thường xuyên cáu gắt, khó chịu, quấy khóc

Để điều trị cho trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột mẹ cần nhớ 7 điều sau:

1. Mức độ biểu hiện bệnh đường ruột ở trẻ sơ sinh thường nghiêm trọng hơn so với người trưởng thành. (do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt và sức đề kháng của trẻ yếu hơn, sức chịu đựng của trẻ không bằng của người lớn)

2. Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Thời gian này đường ruột của trẻ rất yếu, không thể tiêu hóa được bất kỳ một loại thực phẩm nào khác sữa mẹ. Trường hợp mẹ không có sữa hay không có đủ sữa cho con bú, mẹ phải chọn cho bé loại sữa công thức đúng với tháng tuổi của bé, có thành phần tương tự sữa mẹ. Đồng thời khi pha sữa phải tuân thủ đúng tỉ lệ pha nhà sản xuất hướng dẫn, được in rõ trên bao bì. Ưu tiên chọn loại sữa có probiotic trong thành phần, không pha sữa và để quá lâu, cho bé uống hết sữa ngay trong 2 giờ đầu tiên sau khi pha.

3. Cho trẻ ăn các món lỏng, dễ tiêu hóa, bú mẹ thường xuyên trong thời gian bắt đầu ăn dặm (từ tháng thứ 6 trở đi). Thực đơn ăn dặm phải có đủ 4 nhóm chất: tinh bột – chất béo – đạm – chất xơ, vitamin và khoáng chất.

4. Lựa chọn thực phẩm tươi, sạch khi sử dụng cho bé. Không cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn đóng hộp (có thể chứa nhiều hại khuẩn, vi khuẩn không tốt cho bé). Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu như bánh kẹo, các loại đậu nguyên hạt,…

5. Cho trẻ ăn chín uống sôi, luôn vệ sinh sạch sẽ dụng cụ nhà bếp, chân tay trước trong và sau khi cho bé ăn. Tạo cho bé thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

6. Thường xuyên vệ sinh, khử trùng đồ chơi, giường chiếu, không gian sinh hoạt của bé, tránh nguy cơ hại khuẩn xâm nhập.

7. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng bệnh đường ruột tăng nặng như tiêu chảy/táo bón kéo dài, bỏ ăn, thường xuyên nôn trớ,… mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ khám và điều trị chuyên khoa nhanh chóng, hiệu quả cao.

Khi bị bệnh dường ruột bé rất dễ nôn trớ, quấy khóc

Cho trẻ uống men vi sinh cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột

Cho trẻ uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn số lượng lớn để hệ vi khuẩn đường ruột nhanh chóng được cân bằng. Một chế phẩm men vi sinh đạt tiêu chuẩn chất lượng số lợi khuẩn cho trẻ sơ sinh phải đạt ít nhất 1 tỉ CFU mỗi liều uống. Chủng lợi khuẩn phải đủ khỏe để vượt qua được axit dạ dày, dịch mật, di chuyển đến đường ruột để cư trú và nhanh chóng phát triển số lượng, đưa hệ vi khuẩn đường ruột trở về trạng thái cân bằng.

Đối với trẻ sơ sinh mắc bệnh đường ruột, chế phẩm men vi sinh bổ sung lợi khuẩn phù hợp nhất được sản xuất dạng giọt. Mẹ chỉ cần nhỏ vài một giọt men vi sinh rất nhỏ đã có thể cung cấp cho bé đủ lượng lợi khuẩn cần thiết. Đây cũng là dạng bào chế có thể kiểm soát liều lượng probiotic dễ dàng lại cần điều kiện bảo quản rất đơn giản, thuận tiện.

Trẻ uống men vi sinh bổ sung probiotic dạng lỏng cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị bệnh đường ruột mẹ cần theo dõi sát sao các diễn biến của trẻ, nếu sau 2 ngày các triệu chứng bệnh không giảm, hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị chuyên khoa. Bên cạnh việc bổ sung lợi khuẩn hco trẻ bằng men vi sinh, lợi khuẩn có trong thức ăn, mẹ cũng cần chủ động bổ sung lợi khuẩn cho bản thân, làm sữa mẹ có lượng lợi khuẩn đa dạng và dồi dào hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ