5 thói quen xấu là nguyên nhân bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh là hiện tượng hay gặp trong khoảng thời gian mới chào đời của bé. Càng phát triển hơn, con sẽ hạn chế tình trạng này và không còn mắc lại nữa. Bên cạnh nôn trớ do vấn đề bệnh lý bẩm sinh, có những thói quen xấu về cách cho bé ăn mà bố mẹ vô tình khiến con nôn trớ.

Nôn trớ sinh lý ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh là đối tượng dễ mắc các bệnh lý đường tiêu hóa, nguyên nhân bởi hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển hoàn thiện như người lớn. Cấu trúc dạ dày nằm ngang và cơ thắt tâm vị yếu dễ gây ra hiện tượng nôn trớ sau khi con bú. Vì thế, bố mẹ cần chú ý thực hiện những biện pháp phòng tránh nôn trớ cho trẻ để con không bị trớ sữa quá nhiều, lâu dần có thể trở thành bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản.

bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ sinh lý thường xảy ra với trẻ sơ sinh trong dưới 12 tháng tuổi

5 thói quen xấu là nguyên nhân bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Bố mẹ cho trẻ ăn quá nhiều, ép bú quá mức

Từ khi sinh ra cho tới khi lớn dần qua từng ngày tuổi, dung tích dạ dày của con sẽ thay đổi dần theo sự phát triển của cơ thể. Bố mẹ không nghĩ tới việc cho con bú với lượng sữa phù hợp mà chỉ muốn con ăn được nhiều hơn, gây ra hiện tượng nôn trớ ở trẻ sơ sinh khi dung tích dạ dày của bé không đáp ứng đủ lượng sữa nạp vào. Do đó, mẹ không nên ép con bú quá mức mà cần chia nhỏ thành các cữ với lượng sữa vừa phải, để con hấp thụ hoàn toàn dinh dưỡng trong 1 lần bú.

Dung tích dạ dày bé thay đổi qua từng ngày tuổi bố mẹ nên lưu ý như sau:

  • Bé sơ sinh 1 ngày tuổi: Dung tích dạ dày chứa từ 5-7ml
  • Bé sơ sinh 3 ngày tuổi: Dung tích dạ dày chứa được 25ml
  • Bé sơ sinh 7 ngày tuổi: Dung tích dạ dày chứa được 50ml
  • Bé sơ sinh 10 ngày tuổi: Dung tích dạ dàychứa được 75ml
  • Bé sơ sinh từ 1-6 tháng tuổi: Dung tích dạ dày chứa được 100ml

Ví dụ: Đối với bé sơ sinh 1 ngày tuổi, nếu mẹ quá sốt sắng sợ con bị đói mà cho con bú 30ml mỗi cữ thay vì 5ml thì con rất dễ nôn trớ.

bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Ép con ăn quá nhiều là nguyên nhân bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Mẹ cho bé bú không đúng tư thế tiêu chuẩn, cầm bình sữa sai cách

Nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh có thể đến từ cách cho trẻ bú của mẹ chưa đúng. Với những người lần đầu làm mẹ sẽ có chút lóng ngóng không biết cho con bú thế nào. Mẹ nên nhớ, phần đầu của trẻ luôn phải nằm cao hơn vị trí của dạ dày để tránh bé ọc sữa ngay khi đang bú. Bất kỳ khi nào mẹ thấy con có hành động khác thường khi đang bú thì cần dừng lại ngay. Ví dụ, nếu bé đang bú mà ngủ mất thì tiếp tục cho con bú sẽ gây sặc sữa..

Rất nhiều mẹ cũng vừa nằm vừa cho con bú, có thể tư thế này tiện lợi cho mẹ, nhưng lại khiến bé dễ nôn trớ hơn. Thêm vào đó, khi bú, mẹ hãy để bé ngậm hết núm vú, không chỉ ngậm phần đầu núm. Làm như vậy sẽ giúp con hạn chế được lượng hơi mút vào bên trong dạ dày và gây nôn trớ.

Đối với những trẻ ti bình, bố mẹ chú ý khi cho con ăn cần đảm bảo núm vú ngập sữa, tránh cầm ngang bình khiến cho không khí vào dạ dày của con nhiều hơn.

bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Cho bé bú đúng tư thế để giảm nguy cơ trớ sữa 

Trẻ vừa ăn no đã đặt nằm ngay

Một trong những nguyên nhân khá phổ biến khiến bé hay bị trớ sữa là hành động đặt con nằm ngay bé vừa ăn no. Nhiều ông bố bà mẹ còn chơi đùa với con, kích thích chọc cười khiến con bị nôn ngay lập tức. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ nên nhớ lại vị trí dạ dày con nằm ngang, khi ăn xong cần được bế đứng trong khoảng từ 15-20 phút để sữa xuống dạ dày hoàn toàn.

Vỗ ợ hơi cũng là cách giúp trẻ thoát khí còn đọng trong dạ dày ra ngoài hiệu quả, giúp con hạn chế bị trớ sữa sau khi ăn.

bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Vỗ ợ hơi sau khi cho bé ăn để thoát hết không khí trong dạ dày

Bố mẹ quấn tã hoặc băng rốn cho con quá chặt

Lực ép từ tã, bỉm và quần áo của con quá chật cũng khiến trẻ sơ sinh nôn trớ sau ăn. Khi bé ăn no, dạ dày được lấp đầy sữa, mẹ cần nới lỏng tã, bỉm của con để thành bụng không bị chèn ép. Mặc cho bé một bộ quần áo rộng rãi hoặc nới lỏng bỉm, băng rốn cho bé để giúp con thoải mái hơn.

Bố mẹ cũng lưu ý không thay tã cho con ngay khi vừa ăn xong, bởi tư thế nằm ngửa để thay bỉm cũng dễ gây nôn trớ nếu bé vặn mình.

bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Tã, bỉm của bé cần được nới lỏng trước khi mẹ cho con bú

Pha sữa không đúng công thức khiến con nôn trớ

Với những bé có cơ địa nhạy cảm, bé không phù hợp loại sữa khi mẹ thay sữa cũng sẽ nôn trớ ngay khi vừa uống xong. Xem kĩ hướng dẫn và pha sữa đúng cách là điều bố mẹ nên làm khi nuôi con bằng sữa công thức. Nếu thấy con bị nôn trớ quá nhiều, mẹ hãy cân nhắc đổi sữa cho bé. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về cách pha sữa đặc có giúp giảm số lần nôn trớ ở trẻ hay không.

bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Pha sữa đúng tiêu chuẩn cũng là cách hạn chế nôn trớ ở nhiều trẻ

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, vì vậy bố mẹ nên bổ sung probiotic cho bé để tăng cường hệ miễn dịch đường ruột, giúp con khỏe mạnh hơn và đề phòng những bệnh lý sơ sinh phổ biến như: tiêu chảy, táo bón, nôn trớ.. Lợi khuẩn có trong men vi sinh sẽ áp chế sự phát triển của hại khuẩn, điều hòa sự ổn định của hệ tiêu hóa trong thời gian ngắn.

Men vi sinh giúp tăng cường hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch hữu hiệu cho trẻ nôn trớ

Hy vọng sau bài viết này, bố mẹ sẽ sớm sửa lại những thói quen xấu là nguyên nhân bị trớ sữa ở trẻ sơ sinh, giúp con hạn chế tình trạng này nhanh chóng.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ