4 dấu hiệu trẻ kém hấp thu ba mẹ nên biết

Trẻ kém hấp thu là vấn đề phổ biến ở trẻ khiến nhiều ba mẹ phải lo lắng. Dấu hiệu trẻ kém hấp thu mà ba mẹ cần lưu ý à gì? Cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Ba mẹ hãy tham khảo trong bài viết dưới đây nhé.

Tìm hiểu về tình trạng kém hấp thu ở trẻ 

4 dấu hiệu trẻ kém hấp thu ba mẹ nên biết

Tình trạng kém hấp thu khiến trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất

Kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa của trẻ không thể hấp thu toàn bộ các chất dinh dưỡng từ thức ăn. Vì vậy, dù ăn nhiều nhưng trẻ vẫn bị thiếu hụt các chất như vitamin, protein, protid, lipid, glucid, khoáng chất và các dưỡng chất thiết yếu khác cho sự phát triển của cơ thể. 

Trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất sẽ dẫn đến sự thiếu hụt năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Lâu ngày, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, kém phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Tình trạng kém hấp thu ở trẻ còn ảnh hưởng đến hệ miễn dịch khiến trẻ dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp. Không những thế, trẻ kém hấp thu còn tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ. Lâu ngày, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. 

4 dấu hiệu trẻ kém hấp thu mẹ nên biết

1. Trẻ mắc một số vấn đề về đường tiêu hóa

Khi trẻ gặp tình trạng kém hấp thu, trẻ sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như táo bón, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy… Trong đó, trẻ bị tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất của chứng kém hấp thu ở trẻ. Khi đó, trẻ đi ngoài phân lỏng, còn lẫn các hạt thức ăn chưa tiêu hóa hết hay còn gọi là đi ngoài phân sống. Hoặc trẻ thường xuyên gặp tình trạng đau bụng mơ hồ, cảm giác căng chướng, tức bụng, sôi bụng.

4 dấu hiệu trẻ kém hấp thu ba mẹ nên biết

Trẻ bị tiêu chảy là triệu chứng phổ biến nhất của chứng kém hấp thu

2. Trẻ biếng ăn

Trẻ kém hấp thu sẽ cảm thấy mất vị giác, có thể bị rát họng và đau khi nuốt làm giảm khẩu vị, giảm thèm ăn. Do đó, trẻ biếng ăn, chán ăn hoặc hay quấy khóc khi ăn. Điều này khiến trẻ sụt cân hoặc chậm lên cân và chậm phát triển thể chất vì thiếu hụt dinh dưỡng.

3. Cơ thể trẻ có biểu hiện thiếu vi chất

Một số biểu hiện phổ biến thiếu vi chất khi trẻ kém hấp thu như: Da khô, dễ bầm tím khi va chạm do thiếu vitamin K; yếu cơ, hay gặp tình trạng chuột rút hoặc chậm phát triển chiều cao, còi cọc do thiếu canxi; niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu hoặc thiếu sắt; suy giảm thị lực do thiếu vitamin A; thậm chí, trẻ cũng có thể bị phù nề do giảm protein trong máu….

4. Trẻ bất dung nạp lactose

Lactose là loại đường chủ yếu có chứa trong sữa mẹ và các sữa công thức. Bất dung nạp lactose là tình trạng trẻ không có khả năng tiêu hóa và hấp thu đường lactose và đường lactose dư thừa được chuyển thành acid lactic. Khi này, trẻ có phản ứng bất lợi với thành phần dưỡng chất từ sữa gồm không hấp thu đường lactose do thiếu men lactase và dị ứng đạm sữa.

Các khắc phục tình trạng trẻ kém hấp thu

Ba mẹ có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc sau để khắc phục tình trạng trẻ kém hấp thu:

  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp: Mẹ nên chế biến thức ăn hợp vệ sinh, phù hợp với lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. Mẹ chỉ cho trẻ ăn vừa đủ, không ép ăn quá nhiều khiến trẻ sợ ăn dẫn đến biếng ăn. Thành phần trong khẩu phần ăn hàng ngày cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm.
  • Cho trẻ tăng cường vận động: Cho trẻ tham gia các hoạt động thể chất không chỉ giúp trẻ vui chơi mà còn tăng sự co bóp của ruột giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng quá trình tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Bổ sung vitamin và men vi sinh cho trẻ: Mẹ nên bổ sung lợi khuẩn probiotic giúp tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Không chỉ sự ức chế hoạt động của hại khuẩn, men vi sinh còn giúp tăng cường probiotic hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng của trẻ. Nhờ đó, mẹ có thể giải quyết được các vấn đề cho trẻ như biếng ăn, nôn trớ, táo bón, kém hấp thu.

4 dấu hiệu trẻ kém hấp thu ba mẹ nên biết

Bổ sung probiotic hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ tăng sức đề kháng của trẻ

Trên đây là những dấu hiệu phổ biến của trẻ kém hấp thu ba mẹ nên biết. Ba mẹ hãy quan sát trẻ, nếu những dấu hiệu trêm kéo dài hơn 4 ngày thì nên tìm chuyên gia dinh duỡng để khám và chẩn đoán chính xác hơn.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ