3 nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị nôn trớ

Trẻ bị nôn trớ làm ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng ở trẻ. Tìm hiểu chính xác nguyên nhân giúp mẹ ngăn ngừa và cải thiện tình trạng nôn trớ, tăng lượng dinh dưỡng cung cấp cho trẻ từ thức ăn. 3 nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị nôn trớ mẹ cần biết.

Khái quát về hiện tượng nôn trớ ở trẻ bú mẹ

Nôn trớ là tình trạng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản và trào ra ngoài miệng. Đây là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thường xuất hiện khi bé ăn no, thay đổi tư thế đột ngột. Nôn trớ sinh lý không gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ và thường tự hết khi trẻ được 12 tháng tuổi. Nôn trớ cũng có thể là dấu hiệu của một vài bệnh lý, mẹ cần nhận biết chính xác để hỗ trợ trẻ được điều trị kịp thời, chính xác, không gặp biến chứng nguy hiểm.

3 nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị nôn trớ

Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị trào ngược ra ngoài miệng

Dấu hiệu của nôn trớ bệnh lý cũng thường đi kèm với những triệu chứng khác như:

  • Bụng chướng
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội, ưỡn bụng lên
  • Trẻ có thể khóc thét khi bú
  • Trẻ bị mất nước, khô miệng
  • Bãi nôn trớ có màu vàng, xanh hoặc có máu
  • Trẻ bị co giật
  • Trẻ mất dần ý thức

Ngay khi thấy trẻ bị nôn trớ đi kèm 1 trong các hiện tượng trên mẹ nên đưa đến các trung tâm y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời.

3 nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị nôn trớ

Các nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị nôn trớ gồm có:

Nôn trớ sinh lý

Trẻ bú mẹ bị nôn trớ sinh lý nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cả về chức năng và cấu tạo. Khi này dạ dày bé nằm ngang, thể tích nhỏ nên chứa được ít thức ăn, cơ thắt tâm vị vẫn yếu khiến trẻ ăn no dễ bị nôn trớ. Ngoài ra, khi không được chăm sóc đúng cách bé cũng có thể bị nôn trớ. Cụ thể như:

  • Mẹ cho bé bú quá nhiều
  • Tư thế bú không đúng khiến bé bị nuốt nhiều không khí vào bụng
  • Trẻ bị đặt nằm ngay sau khi ăn no
  • Băng rốn hoặc tã, quần áo của bé quá chật
  • Sữa mẹ có mùi lạ

3 nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị nôn trớ

Trẻ bú mẹ bị nôn trớ sinh lý nguyên nhân chủ yếu là do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện cả về chức năng và cấu tạo

Nôn trớ bệnh lý nội khoa

Một số bệnh lý nội khoa cũng là nguyên nhân khiên trẻ bú mẹ bị nôn trớ, cụ thể như sau:

  • Tiêu chảy, chậm nhu động ruột
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Viêm đường hô hấp trên
  • Viêm màng não mủ
  • Co thắt môn vị
  • Hội chứng sinh dục thượng thận

Nôn trớ bệnh lý ngoại khoa

  • Trẻ bị nôn trớ những ngày đầu sau sinh do có dị vật trong đường tiêu hóa, trẻ bị hẹp phì đại môn vị, thoát vị hoành, teo thực quản, hẹp tá tràng bẩm sinh.
  • Trẻ bị chướng bụng, bí trung đại tiện, dịch dạ dày có màu đen, đi ngoài phân có máu, nôn do bị tắc ruột, xoắn ruột.

Cách ngăn ngừa và khắc phục tình trạng nôn trớ ở trẻ bú mẹ

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ bú mẹ bị nôn trớ mẹ có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ phát triển nhanh chóng hơn, rút ngắn thời gian hoàn thiện bằng cách cho bé uống men vi sinh cho trẻ hay nôn trớ để bổ sung lợi khuẩn probiotic. Phương pháp này cũng giúp hệ vi sinh đường ruột của trẻ cân bằng, duy trì sự khỏe mạnh, ổn định, ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể. Đồng thời còn có thể tiêu diệt hại khuẩn, bài tiết chúng ra khỏi cơ thể, ngăn không cho hại khuẩn gây bệnh, ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nôn trớ do tiêu chảy hoặc một số bệnh đường tiêu hóa khác.

Mẹ cũng có thể khắc phụ tình trạng nôn trớ sinh lý cho trẻ bằng cách cho bú đúng cách, đúng tư thế như cho bé ngậm kín núm vú, đầu chếch cao khoảng 30 độ, đầu, lưng và mông nằm trên một đường thẳng. Mẹ cũng không cho bé bú quá no và đặt bé nằm xuống ngay sau khi bú, thay vào đó mẹ nên vỗ nhẹ lên lưng để bé ợ hơi rồi mới đặt nằm đầu cao 1 góc 30 độ, ăn nhiều bữa nhỏ. Quần áo, tã hay băng rốn đều không nên quá chật. Thay vào đó mẹ nên cho bé dùng các loại vải thoáng, thấm hút mồ hôi, được may rộng rãi để bé cảm thấy dễ chịu, dạ dày cũng không bị chèn ép gây trào ngược dạ dày.

3 nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị nôn trớ

Bổ sung probiotic, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa cho trẻ

Tất cả các dấu hiệu nôn trớ bệnh lý đều cần được theo dõi y khoa sát sao để bé được điều trị kịp thời, không xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Việc bé thường xuyên nôn trớ sinh lý khi bú mặc dù không nguy hiểm nhưng cũng làm giảm lượng sữa được đưa vào cơ thể, lượng dinh dưỡng cung cấp cho quá tình phát triển của bé cũng bị suy giảm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bú mẹ bị tăng trưởng chậm. Để cải thiện tình trạng này mẹ có thể cho bé uống men vi sinh, hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ nhanh hoàn thiện.

TƯ VẤN MIỄN PHÍ